Ngày 16/8, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết vừa điều trị cho một bệnh nhi 2 tuổi ở Hà Nội bị chó của gia đình người thân tấn công khiến vùng đầu, mặt bị thương nghiêm trọng. Nạn nhân nhập viện với nhiều vết rách chằng chéo vùng hàm mặt (mi dưới bên trái, gò má, môi). Đặc biệt là vết thương nghiêm trọng dài 15 cm ở vùng đầu, làm lộ xương sọ, chảy nhiều máu.Trước đó có không ít vụ trẻ em bị chó nhà tấn công gây ra hậu quả thương tâm. Hồi tháng 4, một bé trai 7 tuổi tại xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên bị chó cắn tử vong trong lúc đang chơi đùa, do vết thương quá nặng dù được cấp cứu nhưng cháu không qua khỏi. Con chó tấn công cháu bé do gia đình mới bắt từ nhà bà nội về nuôi.Cũng trong tháng 4, cả gia đình 4 người ở Hòa Bình bị chó nhà cắn nhưng chủ quan không tiêm phòng dại. Kết quả là người bố và con trai 7 tuổi đã tử vong sau đó vì phát bệnh dại.Ngày 23/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho biết các bác sĩ đã tiếp nhận điều trị một bé gái 6 tuổi ở Nam Định, vào viện với tình trạng bị đa vết thương phức tạp vùng mặt do chó nhà tấn công.Chiều ngày 20/12/2018, khi cháu N.T.K (7 tuổi) đang chơi một mình ở ngoài sân thì bị chính con chó của gia đình xông vào tấn công. Con chó tấn công người và đã cắn nát một phần mặt của cháu bé. Sau nhiều ngày điều trị, sức khỏe của cháu K. mới ổn định hơn.Tháng 11/2018, bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận và điều trị cho một bé trai 6 tuổi bị chó nhà cắn trong tình trạng có nhiều vết thương vùng mặt, mũi, đầu và nguy hiểm nhất là tổn thương vùng hốc mắt, đứt ống tuyến lệ.Tháng 9/2018, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã tiếp nhận trường hợp một bệnh nhi (4 tuổi) trú tại xã Điền Công – TP Uông Bí nhập viện với nhiều vết thương vùng mặt và vùng cổ. Đáng nói, cách đây 1 năm, bé từng bị chó nhà tấn công.Tháng 7/2018, bé gái tròn 8 tháng tuổi nặng 10kg (Đội Cấn, Hà Nội) bị con chó ngao Tây Tạng cắn. Dù gia đình ngay lập tức phát hiện, đưa vào viện cấp cứu nhưng do mất máu quá nhiều, hai tiếng cứu chữa không có kết quả, gia đình đã xin đưa bé về nhà. Bé nhập viện trong tình trạng mạch không, huyết áp không, tái nhợt, biến chứng nặng nề của sốc mất máu.Cũng trong tháng 7 năm ngoái, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã tiếp nhận một bệnh nhi tên là N.T.Đ 6 tuổi, sống tại Đoan Hùng, Phú Thọ. Cháu bé bị chó cắn nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, phần đùi, mông có nhiều vết thương hở.Hồi tháng 5/2018, các bác sĩ khoa Tạo hình – Sọ mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị thành công cho một bé trai (2 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội) bị chó cắn dập nát mặt. Mẹ cháu cho biết, thủ phạm chính là con chó nhà nuôi vừa mới đẻ. Do cháu chơi với chó con nên bị chó mẹ lao đến cắn.Đầu năm 2018, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM cũng cấp cứu cho bé trai tên N.T.Đ. (5 tuổi, ở Long Thành, Đồng Nai) bị hai con chó béc-giê cắn. Hai con chó đã cắn xé khiến bé Đ. bị thủng khí quản. Khí đã tràn xuống dưới đùi. Các khoang trong bụng bị khí tràn vào hết, tình trạng rất nguy kịch.Cùng thời điểm tháng 1/2018, bé Lê Nguyễn Tường Nguyên (3 tuổi, ngụ Đắk Lắk) cũng nhập viện trong tình trạng chó nhà cắn mất một phần cánh mũi, phần mũi và miệng dập nát. Sau sự việc, gia đình đưa bé vào bệnh viện sơ cứu đồng thời lấy phần thịt bị đứt rời bỏ vào thùng đá bảo quản rồi chuyển bé xuống TP.HCM tiếp tục cấp cứu. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ đánh giá vết thương, xử lý phần thịt bị đứt rời để phẫu thuật tạo hình đắp lại phần cánh mũi.Ths BS Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc BV Nhi Đồng 1 khuyến cáo, nếu nhà có trẻ em thì không nên nuôi chó. Trường hợp cần nuôi chó thì nên tiêm người, xích hoặc rọ mõm chó lại để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ảnh: Internet.Video: "Bé trai bị chó dữ tấn công trong thang máy". Nguồn: VTC.
Ngày 16/8, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết vừa điều trị cho một bệnh nhi 2 tuổi ở Hà Nội bị chó của gia đình người thân tấn công khiến vùng đầu, mặt bị thương nghiêm trọng. Nạn nhân nhập viện với nhiều vết rách chằng chéo vùng hàm mặt (mi dưới bên trái, gò má, môi). Đặc biệt là vết thương nghiêm trọng dài 15 cm ở vùng đầu, làm lộ xương sọ, chảy nhiều máu.
Trước đó có không ít vụ trẻ em bị chó nhà tấn công gây ra hậu quả thương tâm. Hồi tháng 4, một bé trai 7 tuổi tại xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên bị chó cắn tử vong trong lúc đang chơi đùa, do vết thương quá nặng dù được cấp cứu nhưng cháu không qua khỏi. Con chó tấn công cháu bé do gia đình mới bắt từ nhà bà nội về nuôi.
Cũng trong tháng 4, cả gia đình 4 người ở Hòa Bình bị chó nhà cắn nhưng chủ quan không tiêm phòng dại. Kết quả là người bố và con trai 7 tuổi đã tử vong sau đó vì phát bệnh dại.
Ngày 23/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho biết các bác sĩ đã tiếp nhận điều trị một bé gái 6 tuổi ở Nam Định, vào viện với tình trạng bị đa vết thương phức tạp vùng mặt do chó nhà tấn công.
Chiều ngày 20/12/2018, khi cháu N.T.K (7 tuổi) đang chơi một mình ở ngoài sân thì bị chính con chó của gia đình xông vào tấn công. Con chó tấn công người và đã cắn nát một phần mặt của cháu bé. Sau nhiều ngày điều trị, sức khỏe của cháu K. mới ổn định hơn.
Tháng 11/2018, bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận và điều trị cho một bé trai 6 tuổi bị chó nhà cắn trong tình trạng có nhiều vết thương vùng mặt, mũi, đầu và nguy hiểm nhất là tổn thương vùng hốc mắt, đứt ống tuyến lệ.
Tháng 9/2018, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã tiếp nhận trường hợp một bệnh nhi (4 tuổi) trú tại xã Điền Công – TP Uông Bí nhập viện với nhiều vết thương vùng mặt và vùng cổ. Đáng nói, cách đây 1 năm, bé từng bị chó nhà tấn công.
Tháng 7/2018, bé gái tròn 8 tháng tuổi nặng 10kg (Đội Cấn, Hà Nội) bị con chó ngao Tây Tạng cắn. Dù gia đình ngay lập tức phát hiện, đưa vào viện cấp cứu nhưng do mất máu quá nhiều, hai tiếng cứu chữa không có kết quả, gia đình đã xin đưa bé về nhà. Bé nhập viện trong tình trạng mạch không, huyết áp không, tái nhợt, biến chứng nặng nề của sốc mất máu.
Cũng trong tháng 7 năm ngoái, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã tiếp nhận một bệnh nhi tên là N.T.Đ 6 tuổi, sống tại Đoan Hùng, Phú Thọ. Cháu bé bị chó cắn nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, phần đùi, mông có nhiều vết thương hở.
Hồi tháng 5/2018, các bác sĩ khoa Tạo hình – Sọ mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị thành công cho một bé trai (2 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội) bị chó cắn dập nát mặt. Mẹ cháu cho biết, thủ phạm chính là con chó nhà nuôi vừa mới đẻ. Do cháu chơi với chó con nên bị chó mẹ lao đến cắn.
Đầu năm 2018, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM cũng cấp cứu cho bé trai tên N.T.Đ. (5 tuổi, ở Long Thành, Đồng Nai) bị hai con chó béc-giê cắn. Hai con chó đã cắn xé khiến bé Đ. bị thủng khí quản. Khí đã tràn xuống dưới đùi. Các khoang trong bụng bị khí tràn vào hết, tình trạng rất nguy kịch.
Cùng thời điểm tháng 1/2018, bé Lê Nguyễn Tường Nguyên (3 tuổi, ngụ Đắk Lắk) cũng nhập viện trong tình trạng chó nhà cắn mất một phần cánh mũi, phần mũi và miệng dập nát. Sau sự việc, gia đình đưa bé vào bệnh viện sơ cứu đồng thời lấy phần thịt bị đứt rời bỏ vào thùng đá bảo quản rồi chuyển bé xuống TP.HCM tiếp tục cấp cứu. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ đánh giá vết thương, xử lý phần thịt bị đứt rời để phẫu thuật tạo hình đắp lại phần cánh mũi.
Ths BS Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc BV Nhi Đồng 1 khuyến cáo, nếu nhà có trẻ em thì không nên nuôi chó. Trường hợp cần nuôi chó thì nên tiêm người, xích hoặc rọ mõm chó lại để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ảnh: Internet.
Video: "Bé trai bị chó dữ tấn công trong thang máy". Nguồn: VTC.