Rất nhiều cha mẹ sai lầm cho rằng, bệnh chân tay miệng tuy dễ lây nhưng lành tính và dễ khỏi nên thường chủ quan. Ảnh: Giadinhvietnam. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh chân tay miệng là bệnh dễ lây, dễ tái phát, chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị và có nguy cơ gây biến chứng tử vong rất cao. Ảnh: Hellobacsi.Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: "Bệnh tay chân miệng do một loại vi trùng đường ruột gây nên. Bệnh lây dễ dàng theo đường tiêu hoá, từ người bệnh sang người lành qua nước bọt, dịch tiết cơ thể và có khả năng gây thành dịch lớn". Ảnh: Vnn.Ban đầu khi mới bị tay chân miệng trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn. Vì những dấu hiệu không rõ ràng nên bệnh thường khó phát hiện, hoặc thường được phát hiện muộn. Ảnh: Benhvirus.Theo phác đồ của Bộ Y tế bệnh tay chân miệng được chia làm 4 độ bệnh, thể hiện mức độ nguy hiểm khác nhau. Ảnh: Hạnh phúc của mẹ.Bị chân tay miệng độ 1, trẻ chỉ bị loét miệng và có những tổn thương da chân, tay, mông nhẹ. Ở mức độ này không cần phải nhập viện mà có thể điều trị ngoại trú tại nhà. Ở độ này nặng nhất trẻ sẽ bị đau đớn, không thể ăn hay bú do những vết loét trong miệng vỡ ra. Ảnh: Sức khỏe tổng quát.Độ 2 được chia thành 2 mực khác nhau. Giai đoạn 2a trẻ có biểu hiện sốt liên tiếp nhiều ngày, sốt cao trên 90 độ, thường xuyên bị nôn, cơ thể lừ đừ khó ngủ, hay quấy khóc, thi thoảng trẻ bị giật mình. Đây là những dấu hiệu khá nặng cần được theo dõi kỹ và có thể cho nhập viện để theo dõi. Ảnh; Gia đình Việt Nam.Giai đoạn 2b, trẻ thường xuyên bị giật mình ngay cả trong khi khám bệnh, và lúc thức. Bạn có thể nhìn thấy những biểu hiện run chi yếu chi, trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, thần kinh lờ đờ, không tỉnh táo... Ở mức độ này, bạn nên cho con nhập viện và theo sát mọi biểu hiện của con để báo bác sĩ xử lý kịp thời vì bệnh đã khá nặng, nguy hiểm. Ảnh: Vệ sinh dịch tễ.Độ 3 - 4 là tình trạng bệnh nặng và rất nặng cần được điều trị hồi sức cấp cứu tích cực tại bệnh viện. Trẻ bị chân tay miệng độ 3 thường có biểu hiện mạch nhanh trên 170 lần/phút, cao huyết áp, thở nhanh, thở bất thường, rối loạn tri giác, tăng trương lực cơ. Ảnh: Nihe.Với những bệnh nhân nặng độ 4 thường có biểu hiện bị sốc, phù phổi cấp, tím tái, ngưng thở, thở nấc. Đây là mức độ rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong rất cao. Ảnh: Hellobacsi.Khi con bạn bị chân tay miệng, việc đầu tiên cần làm là theo dõi kĩ những biểu hiện bệnh của bé và đưa bé tới bệnh viện khám ngay lập tức nếu thấy những dấu hiệu bất thường. Ảnh: Boldsky.Trong mọi trường hợp cha mẹ nên tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ. Nếu bác sĩ xác định bệnh ở thể nhẹ thì cho bé về nhà theo dõi và nhất thiết phải tái khám theo lịch hẹn. Nếu bác sĩ cân nhắc thấy cần nhập viện, hãy nhập viện ngay để trẻ được theo dõi tại bệnh viện để có thể xử lý kịp thời ngay lập tức những biến chứng xấu có thể xảy ra. Ảnh: VNN.Để phòng chống bệnh Tay chân miệng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh....Ảnh: Vncdc.gov.vn.
Rất nhiều cha mẹ sai lầm cho rằng, bệnh chân tay miệng tuy dễ lây nhưng lành tính và dễ khỏi nên thường chủ quan. Ảnh: Giadinhvietnam.
Tuy nhiên trên thực tế, bệnh chân tay miệng là bệnh dễ lây, dễ tái phát, chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị và có nguy cơ gây biến chứng tử vong rất cao. Ảnh: Hellobacsi.
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: "Bệnh tay chân miệng do một loại vi trùng đường ruột gây nên. Bệnh lây dễ dàng theo đường tiêu hoá, từ người bệnh sang người lành qua nước bọt, dịch tiết cơ thể và có khả năng gây thành dịch lớn". Ảnh: Vnn.
Ban đầu khi mới bị tay chân miệng trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn. Vì những dấu hiệu không rõ ràng nên bệnh thường khó phát hiện, hoặc thường được phát hiện muộn. Ảnh: Benhvirus.
Theo phác đồ của Bộ Y tế bệnh tay chân miệng được chia làm 4 độ bệnh, thể hiện mức độ nguy hiểm khác nhau. Ảnh: Hạnh phúc của mẹ.
Bị chân tay miệng độ 1, trẻ chỉ bị loét miệng và có những tổn thương da chân, tay, mông nhẹ. Ở mức độ này không cần phải nhập viện mà có thể điều trị ngoại trú tại nhà. Ở độ này nặng nhất trẻ sẽ bị đau đớn, không thể ăn hay bú do những vết loét trong miệng vỡ ra. Ảnh: Sức khỏe tổng quát.
Độ 2 được chia thành 2 mực khác nhau. Giai đoạn 2a trẻ có biểu hiện sốt liên tiếp nhiều ngày, sốt cao trên 90 độ, thường xuyên bị nôn, cơ thể lừ đừ khó ngủ, hay quấy khóc, thi thoảng trẻ bị giật mình. Đây là những dấu hiệu khá nặng cần được theo dõi kỹ và có thể cho nhập viện để theo dõi. Ảnh; Gia đình Việt Nam.
Giai đoạn 2b, trẻ thường xuyên bị giật mình ngay cả trong khi khám bệnh, và lúc thức. Bạn có thể nhìn thấy những biểu hiện run chi yếu chi, trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, thần kinh lờ đờ, không tỉnh táo... Ở mức độ này, bạn nên cho con nhập viện và theo sát mọi biểu hiện của con để báo bác sĩ xử lý kịp thời vì bệnh đã khá nặng, nguy hiểm. Ảnh: Vệ sinh dịch tễ.
Độ 3 - 4 là tình trạng bệnh nặng và rất nặng cần được điều trị hồi sức cấp cứu tích cực tại bệnh viện. Trẻ bị chân tay miệng độ 3 thường có biểu hiện mạch nhanh trên 170 lần/phút, cao huyết áp, thở nhanh, thở bất thường, rối loạn tri giác, tăng trương lực cơ. Ảnh: Nihe.
Với những bệnh nhân nặng độ 4 thường có biểu hiện bị sốc, phù phổi cấp, tím tái, ngưng thở, thở nấc. Đây là mức độ rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong rất cao. Ảnh: Hellobacsi.
Khi con bạn bị chân tay miệng, việc đầu tiên cần làm là theo dõi kĩ những biểu hiện bệnh của bé và đưa bé tới bệnh viện khám ngay lập tức nếu thấy những dấu hiệu bất thường. Ảnh: Boldsky.
Trong mọi trường hợp cha mẹ nên tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ. Nếu bác sĩ xác định bệnh ở thể nhẹ thì cho bé về nhà theo dõi và nhất thiết phải tái khám theo lịch hẹn. Nếu bác sĩ cân nhắc thấy cần nhập viện, hãy nhập viện ngay để trẻ được theo dõi tại bệnh viện để có thể xử lý kịp thời ngay lập tức những biến chứng xấu có thể xảy ra. Ảnh: VNN.
Để phòng chống bệnh Tay chân miệng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh....Ảnh: Vncdc.gov.vn.