Thận có nhiệm vụ lọc nước thừa và chất thải ra khỏi máu thông qua nước tiểu. Nước tiểu được chứa ở bàng quang. Thông thường, nước trong bàng quang đạt 250 - 800ml sẽ gây kích thích, gây cảm giác buồn tiểu. Duy trì thói quen nhịn tiểu thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)Cụ thể, nhịn tiểu khiến bàng quang bị kéo căng để có thể tích trữ được nhiều nước hơn. Không chỉ bàng quang mà các cơ vòng bên ngoài bàng quang cũng bị kéo căng. Những cơ này rất quan trọng, có chức năng giúp bàng quang giữ nước tiểu để tránh rò rỉ ra ngoài. Mất khả năng kiểm soát các cơ khiến bạn đối diện với việc nước tiểu bị rò rỉ, bí tiểu.Nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn, vi rút có hại. Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn. Nhịn tiểu lâu khiến những vi khuẩn này gây nhiễm trùng đường tiết niệu.Một khi nước tiểu đầy trong bàng quang, nước tiểu có thể chảy ngược trở lại thận. Thận sẽ tái hấp thu và sử dụng những chất độc đó, lâu ngày gây nên tình trạng thận ứ nước, hỏng chức năng thận.Đáng lưu ý, sau giấc ngủ dài, lượng độc tố trong nước tiểu nhiều hơn hẳn. Nhịn tiểu lâu để ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận, khiến bạn dễ đối diện nguy cơ các bệnh về thận.Có thể nói, thói quen nhịn tiểu buổi sáng rất hại thận, thậm chí nguy hại hơn so với thuốc lá và rượu mạnh. Ngoài nhịn tiểu, chuyên gia còn chỉ ra những thói quen hại thận phổ biến cần tránh.Ăn mặn. Thận chịu trách nhiệm chuyển hóa 95% lượng natri thu nạp qua thức ăn. Khi lượng muối vào cơ thể ở mức cao, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng muối dư thừa.Mặt khác, lượng muối dư thừa trong chế độ ăn uống cũng gây giữ nước và làm tăng huyết áp. Huyết áp cao thường xuyên sẽ gây hại thận và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.Thức khuya. Thói quen thức khuya giúp bạn có thêm thời gian giải quyết công việc song lại có thể rút ngắn tuổi thọ.Chuyên gia cho biết, giấc ngủ chất lượng là thời điểm vàng để cơ thể giải độc, tự phục hồi.Uống ít nước. Nhiều người bận rộn, không chú ý bổ sung nước đầy đủ, chỉ khi khát mới lấy nước bổ sung. Thực tế, khi cảm thấy khát có nghĩa là cơ thể đã rơi vào tình trạng thiếu nước. Khi thiếu nước, nồng độ chất độc trong cơ thể tăng lên, tạo gánh nặng cho thận. Duy trì tình trạng lâu dài dễ gây các bệnh về tiết niệu, thậm chí thận hư.Theo chuyên gia, người trưởng thành bài tiết khoảng 1500-2000ml nước tiểu mỗi ngày. Để cơ thể vận hành bình thường, một người cần bổ sung 2000-2500ml nước. Đáng lưu ý, bạn nên uống nước rải rác trong ngày, tránh đợi đến khi khát mới uống. Nên uống nước lọc, nước đun sôi thay vì lạm dụng các loại nước ngọt đóng chai, bia rượu.Ít vận động. Đặc thù công việc khiến nhiều người phải ngồi thời gian dài mỗi ngày. Không tập thể dục, vận động quá ít sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng giải độc và trao đổi chất của thận. Thận khí và dương khí trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo. Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. (Nguồn video: Sức khỏe và Đời sống)
Thận có nhiệm vụ lọc nước thừa và chất thải ra khỏi máu thông qua nước tiểu. Nước tiểu được chứa ở bàng quang. Thông thường, nước trong bàng quang đạt 250 - 800ml sẽ gây kích thích, gây cảm giác buồn tiểu. Duy trì thói quen nhịn tiểu thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, nhịn tiểu khiến bàng quang bị kéo căng để có thể tích trữ được nhiều nước hơn. Không chỉ bàng quang mà các cơ vòng bên ngoài bàng quang cũng bị kéo căng. Những cơ này rất quan trọng, có chức năng giúp bàng quang giữ nước tiểu để tránh rò rỉ ra ngoài. Mất khả năng kiểm soát các cơ khiến bạn đối diện với việc nước tiểu bị rò rỉ, bí tiểu.
Nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn, vi rút có hại. Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn. Nhịn tiểu lâu khiến những vi khuẩn này gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một khi nước tiểu đầy trong bàng quang, nước tiểu có thể chảy ngược trở lại thận. Thận sẽ tái hấp thu và sử dụng những chất độc đó, lâu ngày gây nên tình trạng thận ứ nước, hỏng chức năng thận.
Đáng lưu ý, sau giấc ngủ dài, lượng độc tố trong nước tiểu nhiều hơn hẳn. Nhịn tiểu lâu để ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận, khiến bạn dễ đối diện nguy cơ các bệnh về thận.
Có thể nói, thói quen nhịn tiểu buổi sáng rất hại thận, thậm chí nguy hại hơn so với thuốc lá và rượu mạnh. Ngoài nhịn tiểu, chuyên gia còn chỉ ra những thói quen hại thận phổ biến cần tránh.
Ăn mặn. Thận chịu trách nhiệm chuyển hóa 95% lượng natri thu nạp qua thức ăn. Khi lượng muối vào cơ thể ở mức cao, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng muối dư thừa.
Mặt khác, lượng muối dư thừa trong chế độ ăn uống cũng gây giữ nước và làm tăng huyết áp. Huyết áp cao thường xuyên sẽ gây hại thận và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.
Thức khuya. Thói quen thức khuya giúp bạn có thêm thời gian giải quyết công việc song lại có thể rút ngắn tuổi thọ.
Chuyên gia cho biết, giấc ngủ chất lượng là thời điểm vàng để cơ thể giải độc, tự phục hồi.
Uống ít nước. Nhiều người bận rộn, không chú ý bổ sung nước đầy đủ, chỉ khi khát mới lấy nước bổ sung. Thực tế, khi cảm thấy khát có nghĩa là cơ thể đã rơi vào tình trạng thiếu nước. Khi thiếu nước, nồng độ chất độc trong cơ thể tăng lên, tạo gánh nặng cho thận. Duy trì tình trạng lâu dài dễ gây các bệnh về tiết niệu, thậm chí thận hư.
Theo chuyên gia, người trưởng thành bài tiết khoảng 1500-2000ml nước tiểu mỗi ngày. Để cơ thể vận hành bình thường, một người cần bổ sung 2000-2500ml nước. Đáng lưu ý, bạn nên uống nước rải rác trong ngày, tránh đợi đến khi khát mới uống. Nên uống nước lọc, nước đun sôi thay vì lạm dụng các loại nước ngọt đóng chai, bia rượu.
Ít vận động. Đặc thù công việc khiến nhiều người phải ngồi thời gian dài mỗi ngày. Không tập thể dục, vận động quá ít sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng giải độc và trao đổi chất của thận. Thận khí và dương khí trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo.
Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. (Nguồn video: Sức khỏe và Đời sống)