Tiểu Trần sống ở vùng quê nghèo, gia cảnh cũng không mấy khá giả. Để tiết kiệm khi học xa nhà, Tiểu Trần không mua nước đóng chai mà thường dùng nước máy đun sôi để uống. Gần đây, cậu thường đi tiểu ngay sau khi uống nước. Một người bạn nói uống nước máy đun sôi không tốt, đây có thể là dấu hiệu bệnh thận, nên đi khám để phát hiện bệnh. Nghe vậy, Tiểu Trần rất lo lắng. (Ảnh minh họa)Theo chuyên gia, tiểu tiện là chức năng sinh lý tự nhiên, có sự khác biệt ở mỗi người. Tùy vào quá trình tiêu hóa, thời gian đi tiểu của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Có người muốn đi tiểu ngay khi uống nước song nhiều trường hợp phải đợi một thời gian mới có nhu cầu.Trung bình, cơ thể mất 6 phút để hấp thụ lượng nước uống vào. Đi tiểu sau khi uống nước là điều bình thường. Mọi người cần chú ý khi có dấu hiệu tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu rắt trong thời gian dài. Đây có thể là dấu hiệu các vấn đề về tiết niệu như viêm nhiễm, sỏi tiết niệu.Về vấn đề uống nước máy đun sôi thời gian dài gây hại thận, chuyên gia cho biết nhận định này không đúng. Trên thị trường, có hai loại nước uống phổ biến là nước tinh khiết và nước máy đun sôi. Nhiều người lo ngại nước máy chứa nhiều nguyên tố canxi, magie, đun sôi sẽ kết tủa. Nếu uống nhiều, người dùng dễ đối diện với các vấn đề về thận.Thực tế, nước máy có chứa canxi và magie nên còn được gọi là “nước cứng”. Vậy nhưng, đây là những nguyên tố cần thiết với cơ thể, nạp lượng cho phép sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.Mặt khác, nước máy đun sôi sẽ khiến các nguyên tố kết tủa ở đáy, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Điều này giúp nước máy an toàn hơn khi sử dụng. Nghiên cứu từng chỉ ra, tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận ở người uống nước máy đun sôi và nước tinh khiết thời gian dài cơ bản như nhau, không có nhiều sự khác biệt.Thay vì băn khoăn nên chọn loại nước nào để uống, chuyên gia khuyên nên chú ý đến thói quen hại thận dưới đây. Nếu không điều chỉnh, duy trì thời gian dài có thể gây tổn thương thận.Tùy tiện dùng thuốc. Khi bị bệnh, tốt nhất nên đi khám để được kê đơn phù hợp. Tùy tiện dùng thuốc đông hay tây y đều có khả năng gây hại thận. Dù có tác dụng chữa bệnh song thuốc còn có tác dụng phụ. Sử dụng không đúng cách sẽ gây tổn thương thận, thậm chí gây viêm cầu thận, suy thận nguy hiểm.Ăn mặn. Thận chịu trách nhiệm chuyển hóa 95% lượng natri thu nạp qua thức ăn. Khi lượng muối ăn vào cơ thể ở mức cao, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng muối dư thừa. Mặt khác, lượng muối dư thừa trong chế độ ăn uống cũng gây giữ nước và làm tăng huyết áp. Huyết áp cao thường xuyên sẽ gây hại thận và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.Uống ít nước. Uống ít nước khiến lượng nước tiểu thải ra hạn chế. Lúc này chất thải, độc tố khó đào thải ra ngoài. Độc tố tích tụ nhiều gây tổn thương các cơ quan, mô trong đó có thận.Nhịn tiểu. Có nhiều lý do để người trẻ nhịn tiểu. Tuy nhiên, dù bận đến đâu bạn cũng nên ưu tiên sức khỏe chính mình. Việc nhịn tiểu lâu sẽ khiến thận và bàng quang rơi vào trạng thái áp lực cao. Hậu quả là thận ứ nước nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng thận sẽ bị tổn thương, nhiễm độc niệu nhanh chóng. Mời độc giả xem thêm video: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm (Nguồn video: THĐT)
Tiểu Trần sống ở vùng quê nghèo, gia cảnh cũng không mấy khá giả. Để tiết kiệm khi học xa nhà, Tiểu Trần không mua nước đóng chai mà thường dùng nước máy đun sôi để uống. Gần đây, cậu thường đi tiểu ngay sau khi uống nước. Một người bạn nói uống nước máy đun sôi không tốt, đây có thể là dấu hiệu bệnh thận, nên đi khám để phát hiện bệnh. Nghe vậy, Tiểu Trần rất lo lắng. (Ảnh minh họa)
Theo chuyên gia, tiểu tiện là chức năng sinh lý tự nhiên, có sự khác biệt ở mỗi người. Tùy vào quá trình tiêu hóa, thời gian đi tiểu của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Có người muốn đi tiểu ngay khi uống nước song nhiều trường hợp phải đợi một thời gian mới có nhu cầu.
Trung bình, cơ thể mất 6 phút để hấp thụ lượng nước uống vào. Đi tiểu sau khi uống nước là điều bình thường. Mọi người cần chú ý khi có dấu hiệu tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu rắt trong thời gian dài. Đây có thể là dấu hiệu các vấn đề về tiết niệu như viêm nhiễm, sỏi tiết niệu.
Về vấn đề uống nước máy đun sôi thời gian dài gây hại thận, chuyên gia cho biết nhận định này không đúng. Trên thị trường, có hai loại nước uống phổ biến là nước tinh khiết và nước máy đun sôi. Nhiều người lo ngại nước máy chứa nhiều nguyên tố canxi, magie, đun sôi sẽ kết tủa. Nếu uống nhiều, người dùng dễ đối diện với các vấn đề về thận.
Thực tế, nước máy có chứa canxi và magie nên còn được gọi là “nước cứng”. Vậy nhưng, đây là những nguyên tố cần thiết với cơ thể, nạp lượng cho phép sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mặt khác, nước máy đun sôi sẽ khiến các nguyên tố kết tủa ở đáy, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Điều này giúp nước máy an toàn hơn khi sử dụng. Nghiên cứu từng chỉ ra, tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận ở người uống nước máy đun sôi và nước tinh khiết thời gian dài cơ bản như nhau, không có nhiều sự khác biệt.
Thay vì băn khoăn nên chọn loại nước nào để uống, chuyên gia khuyên nên chú ý đến thói quen hại thận dưới đây. Nếu không điều chỉnh, duy trì thời gian dài có thể gây tổn thương thận.
Tùy tiện dùng thuốc. Khi bị bệnh, tốt nhất nên đi khám để được kê đơn phù hợp. Tùy tiện dùng thuốc đông hay tây y đều có khả năng gây hại thận. Dù có tác dụng chữa bệnh song thuốc còn có tác dụng phụ. Sử dụng không đúng cách sẽ gây tổn thương thận, thậm chí gây viêm cầu thận, suy thận nguy hiểm.
Ăn mặn. Thận chịu trách nhiệm chuyển hóa 95% lượng natri thu nạp qua thức ăn. Khi lượng muối ăn vào cơ thể ở mức cao, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng muối dư thừa. Mặt khác, lượng muối dư thừa trong chế độ ăn uống cũng gây giữ nước và làm tăng huyết áp. Huyết áp cao thường xuyên sẽ gây hại thận và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.
Uống ít nước. Uống ít nước khiến lượng nước tiểu thải ra hạn chế. Lúc này chất thải, độc tố khó đào thải ra ngoài. Độc tố tích tụ nhiều gây tổn thương các cơ quan, mô trong đó có thận.
Nhịn tiểu. Có nhiều lý do để người trẻ nhịn tiểu. Tuy nhiên, dù bận đến đâu bạn cũng nên ưu tiên sức khỏe chính mình. Việc nhịn tiểu lâu sẽ khiến thận và bàng quang rơi vào trạng thái áp lực cao. Hậu quả là thận ứ nước nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng thận sẽ bị tổn thương, nhiễm độc niệu nhanh chóng.