Không ít bố mẹ quyết định bấm lỗ tai cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ bởi cho rằng giai đoạn này bé quên nỗi đau nhanh hơn. Tuy nhiên, phụ huynh nên cân nhắc trước khi thực hiện bởi việc làm này có thể khiến trẻ đối diện với các vấn đề sức khỏe.Tác hại bấm lỗ tai cho trẻ - gây sẹo. Không phải tất cả các trường hợp bấm lỗ tai đều để lại sẹo lồi. Vậy nhưng không ít trẻ bị sẹo vĩnh viễn bởi sự tăng sinh không kiểm soát của mô sợi sau khi da bị tổn thương. Đa phần sẹo lồi thường lành tính, tuy nhiên sẹo có thể gây nên một số biểu hiện như ngứa, đau nhức.Tác hại bấm lỗ tai cho trẻ - viêm nhiễm. Trẻ bấm lỗ tai có thể bị nhiễm trùng do các dụng cụ không được khử trùng sạch sẽ. Cụ thể, trẻ có khả năng bị chảy máu, dị ứng, áp xe nghiêm trọng.Không những vậy, dụng cụ bấm lỗ tai ở các cửa hàng tự phát thường được mua với giá rẻ và đôi lúc là không rõ nguồn gốc. Quá trình khử trùng dụng cụ được thực hiện khá sơ sài bằng cồn hoặc các dung dịch khử trùng khác. Thực tế, cách khử trùng này vẫn tiềm ẩn vi khuẩn có hại. Chỉ khi hấp khử trùng mới có thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây bệnh bám trên bề mặt.Tác hại bấm lỗ tai cho trẻ - lỗ tai không đồng đều. Hầu hết trẻ bấm lỗ tai bị nhiễm trùng đều do lỗ tai được xỏ không đều trên thùy tai. Có điều này là bởi quá trình thực hiện, trẻ thường hay chuyển động bất ngờ khiến người bấm khó xác định vị trí chính xác.Trẻ có thể tự làm đau chính mình. Một trong những tác hại của việc bấm lỗ tai dễ thấy nhất là cảm giác đau đớn. Thời gian đầu, vị trí bấm lỗ tai sẽ chuyển sang màu đỏ, tấy nhẹ. Vết thương chỉ lành lại khi được vệ sinh đúng cách.Thế nhưng, cảm giác khó chịu dễ gây kích thích cho trẻ, khiến trẻ có phản xạ dùng tay chạm vào. Việc này không hề có lợi, khiến vi khuẩn từ tay lan ra vết thương gây viêm nhiễm, đau nhức hơn. Mặt khác, trẻ nhỏ chưa ý thức được nguy hiểm, có thể dùng tay giật bông tai cho vào miệng gây nghẹt thở.Bố mẹ áp đặt sở thích lên con cái. Trẻ nhỏ chưa có ý thức làm đẹp, quyết định bấm lỗ tai hoàn toàn là chủ kiến của bố mẹ. Không ít trường hợp trẻ lớn lên và cảm thấy không thích có lỗ tai.Do vậy, ngoài việc làm tăng mối nguy sức khỏe cho trẻ, bấm lỗ tai còn ảnh hưởng tâm lý đứa trẻ. Nó sẽ tốt hơn để đợi trẻ lớn, tự đưa ra quyết định cho mình. Ảnh: Brightside, Internet.Mời độc giả xem video: Thói quen buổi sáng giúp bạn giảm cân. Nguồn: Zingnews.
Không ít bố mẹ quyết định bấm lỗ tai cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ bởi cho rằng giai đoạn này bé quên nỗi đau nhanh hơn. Tuy nhiên, phụ huynh nên cân nhắc trước khi thực hiện bởi việc làm này có thể khiến trẻ đối diện với các vấn đề sức khỏe.
Tác hại bấm lỗ tai cho trẻ - gây sẹo. Không phải tất cả các trường hợp bấm lỗ tai đều để lại sẹo lồi. Vậy nhưng không ít trẻ bị sẹo vĩnh viễn bởi sự tăng sinh không kiểm soát của mô sợi sau khi da bị tổn thương. Đa phần sẹo lồi thường lành tính, tuy nhiên sẹo có thể gây nên một số biểu hiện như ngứa, đau nhức.
Tác hại bấm lỗ tai cho trẻ - viêm nhiễm. Trẻ bấm lỗ tai có thể bị nhiễm trùng do các dụng cụ không được khử trùng sạch sẽ. Cụ thể, trẻ có khả năng bị chảy máu, dị ứng, áp xe nghiêm trọng.
Không những vậy, dụng cụ bấm lỗ tai ở các cửa hàng tự phát thường được mua với giá rẻ và đôi lúc là không rõ nguồn gốc. Quá trình khử trùng dụng cụ được thực hiện khá sơ sài bằng cồn hoặc các dung dịch khử trùng khác. Thực tế, cách khử trùng này vẫn tiềm ẩn vi khuẩn có hại. Chỉ khi hấp khử trùng mới có thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây bệnh bám trên bề mặt.
Tác hại bấm lỗ tai cho trẻ - lỗ tai không đồng đều. Hầu hết trẻ bấm lỗ tai bị nhiễm trùng đều do lỗ tai được xỏ không đều trên thùy tai. Có điều này là bởi quá trình thực hiện, trẻ thường hay chuyển động bất ngờ khiến người bấm khó xác định vị trí chính xác.
Trẻ có thể tự làm đau chính mình. Một trong những tác hại của việc bấm lỗ tai dễ thấy nhất là cảm giác đau đớn. Thời gian đầu, vị trí bấm lỗ tai sẽ chuyển sang màu đỏ, tấy nhẹ. Vết thương chỉ lành lại khi được vệ sinh đúng cách.
Thế nhưng, cảm giác khó chịu dễ gây kích thích cho trẻ, khiến trẻ có phản xạ dùng tay chạm vào. Việc này không hề có lợi, khiến vi khuẩn từ tay lan ra vết thương gây viêm nhiễm, đau nhức hơn. Mặt khác, trẻ nhỏ chưa ý thức được nguy hiểm, có thể dùng tay giật bông tai cho vào miệng gây nghẹt thở.
Bố mẹ áp đặt sở thích lên con cái. Trẻ nhỏ chưa có ý thức làm đẹp, quyết định bấm lỗ tai hoàn toàn là chủ kiến của bố mẹ. Không ít trường hợp trẻ lớn lên và cảm thấy không thích có lỗ tai.
Do vậy, ngoài việc làm tăng mối nguy sức khỏe cho trẻ, bấm lỗ tai còn ảnh hưởng tâm lý đứa trẻ. Nó sẽ tốt hơn để đợi trẻ lớn, tự đưa ra quyết định cho mình. Ảnh: Brightside, Internet.
Mời độc giả xem video: Thói quen buổi sáng giúp bạn giảm cân. Nguồn: Zingnews.