Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, có 4 loại đường cơ bản trong các loại trái cây là glucose, fructose, sucrose và đường tinh bột. Tùy vào tỉ lệ của chúng mà độ ngọt của trái cây có sự khác nhau.Khi so sánh, fructose được đánh giá có độ ngọt đậm nhất. Tiếp theo là glucose, sucrose, cuối cùng là đường tinh bột. Ngoài tỉ lệ loại đường, các thành phần khác trong trái cây cũng quyết định độ ngọt của chúng.Chẳng hạn, các axit hữu cơ như axit xitric, axit malic và axit tartaric mang lại vị chua. Các polyphenol như tanin sẽ mang tới vị đắng, giảm độ ngọt của quả.Việc chọn trái cây có chỉ số đường thấp có ý nghĩa rất quan trọng. Để tốt cho sức khỏe, chuyên gia khuyên không nên hiểu nhầm trái cây có hàm lượng đường cao thì ăn ngọt. Thực tế, có những loại quả không ngọt nhưng chứa hàm lượng đường lớn.Nho. Nho chứa nhiều loại axit trái cây nên có vị chua nhẹ. Mọi người thường biết đến tác dụng chống oxy hóa và mềm mạch máu của loại quả này mà bỏ qua lượng đường “khủng” trong chúng. Trường hợp ăn quá nhiều, chúng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng vọt chỉ thời gian ngắn.Chuối. Một quả chuối cỡ trung bình chứa 14g đường và 6g tinh bột. Tuy có vị ngọt nhẹ song thực chất lượng đường trong chúng rất dồi dào.Điều đặc biệt, chuối chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ nhu động ruột nên lượng đường trong chúng cũng được hấp thụ một cách dễ dàng. Đường vào cơ thể được chuyển hóa thành đường trong máu, nó dễ dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.Táo gai. Táo gai rất chua, vị ngọt không rõ ràng. Vậy nhưng, lượng đường trong táo gai rất cao. Ước tính, cứ 100g táo gai chứa tới 25g đường.Thanh long. Thanh long vị thanh nhẹ, giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng nên rất “được lòng” người ăn. Mặc dù thanh long không có vị ngọt nhưng hàm lượng đường trong chúng chiếm tới 14% và phần lớn là đường glucozo, cao hơn các loại quả thông thường.Bên cạnh loại quả không ngọt nhưng chứa nhiều đường, thiên nhiên lại ban tặng con người nhiều quả vị ngọt sắc nhưng hàm lượng đường rất ít. Trong số đó có dâu tây. Theo tính toán, dâu tây ăn rất ngọt nhưng lượng đường chỉ chiếm 4,9%.Ngoài ra, những người cần khống chế lượng đường có thể tham khảo bổ sung dưa lưới, đu đủ vào thực đơn. Hàm lượng đường của chúng chỉ dưới 10%.Mùa hè, dưa hấu là lựa chọn khá thích hợp. Dù vị ngọt mát, loại trái cây này có lượng đường rất thấp, chỉ 6,2%.Phân tích thành phần dinh dưỡng của trái cây, chuyên gia sức khỏe cho rằng bệnh nhân tiểu đường nên chọn loại quả ít đường để thưởng thức. Nếu sức khỏe bình thường, bạn nên ăn đa dạng các loại trái cây. Lợi ích dinh dưỡng trong mỗi quả có sự khác nhau. Từ quan điểm cân bằng dinh dưỡng, bạn nên thay đổi món mỗi ngày.Để có lợi, nên kiểm soát lượng trái cây trong ngày không vượt quá 200-350g. Con số này tương đương với kích thước 1 quả chuối lớn, 1 trái đào cỡ trung bình hoặc 2 quả kiwi. Nếu là dưa hấu, bạn có thể ước lượng khối lượng nên ăn là 1/8 quả loại cỡ trung bình. Ảnh: ITMời độc giả xem video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn: Hanoitv
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, có 4 loại đường cơ bản trong các loại trái cây là glucose, fructose, sucrose và đường tinh bột. Tùy vào tỉ lệ của chúng mà độ ngọt của trái cây có sự khác nhau.
Khi so sánh, fructose được đánh giá có độ ngọt đậm nhất. Tiếp theo là glucose, sucrose, cuối cùng là đường tinh bột. Ngoài tỉ lệ loại đường, các thành phần khác trong trái cây cũng quyết định độ ngọt của chúng.
Chẳng hạn, các axit hữu cơ như axit xitric, axit malic và axit tartaric mang lại vị chua. Các polyphenol như tanin sẽ mang tới vị đắng, giảm độ ngọt của quả.
Việc chọn trái cây có chỉ số đường thấp có ý nghĩa rất quan trọng. Để tốt cho sức khỏe, chuyên gia khuyên không nên hiểu nhầm trái cây có hàm lượng đường cao thì ăn ngọt. Thực tế, có những loại quả không ngọt nhưng chứa hàm lượng đường lớn.
Nho. Nho chứa nhiều loại axit trái cây nên có vị chua nhẹ. Mọi người thường biết đến tác dụng chống oxy hóa và mềm mạch máu của loại quả này mà bỏ qua lượng đường “khủng” trong chúng. Trường hợp ăn quá nhiều, chúng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng vọt chỉ thời gian ngắn.
Chuối. Một quả chuối cỡ trung bình chứa 14g đường và 6g tinh bột. Tuy có vị ngọt nhẹ song thực chất lượng đường trong chúng rất dồi dào.
Điều đặc biệt, chuối chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ nhu động ruột nên lượng đường trong chúng cũng được hấp thụ một cách dễ dàng. Đường vào cơ thể được chuyển hóa thành đường trong máu, nó dễ dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
Táo gai. Táo gai rất chua, vị ngọt không rõ ràng. Vậy nhưng, lượng đường trong táo gai rất cao. Ước tính, cứ 100g táo gai chứa tới 25g đường.
Thanh long. Thanh long vị thanh nhẹ, giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng nên rất “được lòng” người ăn. Mặc dù thanh long không có vị ngọt nhưng hàm lượng đường trong chúng chiếm tới 14% và phần lớn là đường glucozo, cao hơn các loại quả thông thường.
Bên cạnh loại quả không ngọt nhưng chứa nhiều đường, thiên nhiên lại ban tặng con người nhiều quả vị ngọt sắc nhưng hàm lượng đường rất ít. Trong số đó có dâu tây. Theo tính toán, dâu tây ăn rất ngọt nhưng lượng đường chỉ chiếm 4,9%.
Ngoài ra, những người cần khống chế lượng đường có thể tham khảo bổ sung dưa lưới, đu đủ vào thực đơn. Hàm lượng đường của chúng chỉ dưới 10%.
Mùa hè, dưa hấu là lựa chọn khá thích hợp. Dù vị ngọt mát, loại trái cây này có lượng đường rất thấp, chỉ 6,2%.
Phân tích thành phần dinh dưỡng của trái cây, chuyên gia sức khỏe cho rằng bệnh nhân tiểu đường nên chọn loại quả ít đường để thưởng thức. Nếu sức khỏe bình thường, bạn nên ăn đa dạng các loại trái cây. Lợi ích dinh dưỡng trong mỗi quả có sự khác nhau. Từ quan điểm cân bằng dinh dưỡng, bạn nên thay đổi món mỗi ngày.
Để có lợi, nên kiểm soát lượng trái cây trong ngày không vượt quá 200-350g. Con số này tương đương với kích thước 1 quả chuối lớn, 1 trái đào cỡ trung bình hoặc 2 quả kiwi. Nếu là dưa hấu, bạn có thể ước lượng khối lượng nên ăn là 1/8 quả loại cỡ trung bình. Ảnh: IT
Mời độc giả xem video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn: Hanoitv