Chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn cá ít nhất 1 lần mỗi tuần để củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe não bộ. Nguyên nhân bởi thịt cá chứa lượng lớn DHA và EPA – một loại axit béo có tác dụng bổ não, chống lão hóa rất tốt. (Ảnh minh họa)Tuy nhiên, có những loại cá chứa formaldehyde và kim loại nặng. Formaldehyde khi đi vào cơ thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, mắt; gây ra các triệu chứng như ho, hen suyễn, hắt hơi, đau họng, thậm chí gây ung thư vòm họng. Để tránh những rủi ro sức khỏe, tốt nhất nên tránh sử dụng chúng trong các bữa ăn hàng ngày. Cá có mùi lạ. Mùi tanh của cá bắt nguồn từ hợp chất trimetylamin. So với nước mặn, cá nước ngọt chứa lượng trimetylamin ít nên cá nước ngọt thường ít tanh hơn.Khi đi chợ, chị em nên chọn cá tươi, mùi tanh đặc trưng, mắt trong suốt, nhãn cầu còn nguyên, đầy đặn và hơi lồi. Ngược lại, cá có dấu hiệu bụng trương phình, có mùi lạ tốt nhất không mua. Bụng cá trương phình là do chết từ lâu, nội tạng phân hủy tạo khí.Trong khi đó, cá có mùi lạ, mùi hóa chất hoặc mùi diesel có thể bắt nguồn từ môi trường sinh trưởng của chúng bị ô nhiễm. Sống trong vùng nước không đảm bảo, cá sẽ chứa nhiều kim loại nặng, formaldehyde và các chất không có lợi cho sức khỏe. Cá ươn. Đi chợ hải sản, bạn sẽ bắt gặp nhiều quầy hàng bán cá đã chết. Chủ sạp thường giới thiệu chúng vẫn còn tươi song bạn có thể nhận diện chúng qua kích cỡ không đều, vảy nhiều đốm, một vài bộ phận biến dạng khác thường.Cá ươn thường bán với giá rẻ song tốt nhất không nên mua. Do chết từ lâu nên các chất trong chúng biến đổi, hao hụt dinh dưỡng. Bất chấp ăn vào có thể làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng sức khỏe tổng thể. Cá hoang dã. Nhiều người quan niệm cá sống ở môi trường tự nhiên thơm ngon, đậm thịt và “lành” hơn cá nuôi. Thực tế, cá tự nhiên tiềm ẩn nguy cơ không an toàn cho sức khỏe.Trong môi trường tự nhiên, cá khó có thể tránh khỏi việc nhiễm các hạt nhựa, kim loại nặng hay hóa chất độc hại. Kim loại nặng rất khó đào thải khỏi cơ thể, khiến thịt cá chứa độc tố gây hại. Ăn nhiều cá chứa kim loại nặng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, nhiễm độc.Bên cạnh đó, cá hoang dã còn có thể ăn một số loại tảo hoặc thực vật thủy sinh chứa ký sinh trùng gây hại.Cá có kích cỡ lớn. Những chú cá siêu to nhìn ngon mắt song ăn nhiều không có lợi. So với lứa cá trưởng thành, hương vị của cá khủng kém xa. Các nhà khoa học cũng tiết lộ, việc sinh sống quá lâu dưới nguồn nước ô nhiễm khiến hầu hết loại cá này tích tụ nhiều độc tố bên trong.Lươn. Các loại cá sống trong bùn như lươn, cá trê được nhiều người ưa thích vì thịt chắc, mịn và ít xương. Vậy nhưng, bạn nên cẩn trọng khi ăn chúng.Do đặc điểm sống dưới ao bùn, sình lầy, nước đục... lại thêm thói ăn tạp, nên hệ tiêu hóa, thịt lươn dễ chứa kim loại nặng, nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)
Chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn cá ít nhất 1 lần mỗi tuần để củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe não bộ. Nguyên nhân bởi thịt cá chứa lượng lớn DHA và EPA – một loại axit béo có tác dụng bổ não, chống lão hóa rất tốt. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, có những loại cá chứa formaldehyde và kim loại nặng. Formaldehyde khi đi vào cơ thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, mắt; gây ra các triệu chứng như ho, hen suyễn, hắt hơi, đau họng, thậm chí gây ung thư vòm họng. Để tránh những rủi ro sức khỏe, tốt nhất nên tránh sử dụng chúng trong các bữa ăn hàng ngày.
Cá có mùi lạ. Mùi tanh của cá bắt nguồn từ hợp chất trimetylamin. So với nước mặn, cá nước ngọt chứa lượng trimetylamin ít nên cá nước ngọt thường ít tanh hơn.
Khi đi chợ, chị em nên chọn cá tươi, mùi tanh đặc trưng, mắt trong suốt, nhãn cầu còn nguyên, đầy đặn và hơi lồi. Ngược lại, cá có dấu hiệu bụng trương phình, có mùi lạ tốt nhất không mua. Bụng cá trương phình là do chết từ lâu, nội tạng phân hủy tạo khí.
Trong khi đó, cá có mùi lạ, mùi hóa chất hoặc mùi diesel có thể bắt nguồn từ môi trường sinh trưởng của chúng bị ô nhiễm. Sống trong vùng nước không đảm bảo, cá sẽ chứa nhiều kim loại nặng, formaldehyde và các chất không có lợi cho sức khỏe.
Cá ươn. Đi chợ hải sản, bạn sẽ bắt gặp nhiều quầy hàng bán cá đã chết. Chủ sạp thường giới thiệu chúng vẫn còn tươi song bạn có thể nhận diện chúng qua kích cỡ không đều, vảy nhiều đốm, một vài bộ phận biến dạng khác thường.
Cá ươn thường bán với giá rẻ song tốt nhất không nên mua. Do chết từ lâu nên các chất trong chúng biến đổi, hao hụt dinh dưỡng. Bất chấp ăn vào có thể làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng sức khỏe tổng thể.
Cá hoang dã. Nhiều người quan niệm cá sống ở môi trường tự nhiên thơm ngon, đậm thịt và “lành” hơn cá nuôi. Thực tế, cá tự nhiên tiềm ẩn nguy cơ không an toàn cho sức khỏe.
Trong môi trường tự nhiên, cá khó có thể tránh khỏi việc nhiễm các hạt nhựa, kim loại nặng hay hóa chất độc hại. Kim loại nặng rất khó đào thải khỏi cơ thể, khiến thịt cá chứa độc tố gây hại. Ăn nhiều cá chứa kim loại nặng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, nhiễm độc.
Bên cạnh đó, cá hoang dã còn có thể ăn một số loại tảo hoặc thực vật thủy sinh chứa ký sinh trùng gây hại.
Cá có kích cỡ lớn. Những chú cá siêu to nhìn ngon mắt song ăn nhiều không có lợi. So với lứa cá trưởng thành, hương vị của cá khủng kém xa. Các nhà khoa học cũng tiết lộ, việc sinh sống quá lâu dưới nguồn nước ô nhiễm khiến hầu hết loại cá này tích tụ nhiều độc tố bên trong.
Lươn. Các loại cá sống trong bùn như lươn, cá trê được nhiều người ưa thích vì thịt chắc, mịn và ít xương. Vậy nhưng, bạn nên cẩn trọng khi ăn chúng.
Do đặc điểm sống dưới ao bùn, sình lầy, nước đục... lại thêm thói ăn tạp, nên hệ tiêu hóa, thịt lươn dễ chứa kim loại nặng, nhiễm vi trùng và ký sinh trùng.
Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)