Những người thích ăn cay bẩm sinh đã không nhạy cảm với vị cay như những người khác. Vị cay được cảm nhận qua một cảm thụ quan có tên là VR1. Đây là một protein nhỏ phản ứng với nhiệt độ hoặc các phân tử gây nóng như capsaisin có trong ớt. Gien tạo nên VR1 của mỗi người là khác nhau. Đây chính là lý do vì sao một số người phản ứng ít hơn với vị cay. (Ảnh: quora)Như vậy có thể coi ăn cay là một trò chơi của trí óc. Tín hiệu mà lưỡi gửi đến não chỉ là tín hiệu nhiệt độ. não không thể nhận biết đâu là cay và đâu là nóng. Thụ quan cảm nhận nỗi đau thấy tê tê khi ăn lá bạc hà cũng chính là thụ quan thấy cảm giác nóng khi ăn đồ cay. (Ảnh: quora)Khả năng ăn cay còn là một vấn đề liên quan đến khả năng chịu đựng, hay nói cách khác là tần suất sử dụng cảm thụ quan VR1. Đây là hiệu ứng bị tê đã được khoa học ghi nhận, tức những người ăn ớt sẽ càng ngày càng ăn nhiều ớt hơn thì mới cảm thấy được vị vay. (Ảnh: popsci)Có thể quan sát điều này ở một số nền ẩm thực như Ấn Độ hay Mexico với rất nhiều món ăn cay. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em những nước này đã quen với độ cay nóng và một cách tự nhiên, chúng có thể ăn đồ cay tốt hơn những người khác. Vì những lý do nói trên, khả năng ăn cay hoàn toàn có thể rèn luyện được. (Ảnh: businessinsider)Một giả thuyết đơn giản khác về ăn cay được đưa ra là một số người ăn cay là vì họ thích vị cay. Tâm lý học gọi đây là “điều khổ sở không nguy hiểm”, giống như những người thích làm những điều mạo hiểm vì họ cảm thấy thế mới an toàn. (ảnh: youtube)Như vậy, nếu khả năng ăn cay của bạn tốt hơn những người khác thì có thể là do gien, vì bạn thường xuyên ăn cay nên bị giảm cảm giác cay hoặc chỉ đơn giản là bạn thích cảm giác đầu lưỡi bị vị cay kích thích. (ảnh: sweetaddiction)
Những người thích ăn cay bẩm sinh đã không nhạy cảm với vị cay như những người khác. Vị cay được cảm nhận qua một cảm thụ quan có tên là VR1. Đây là một protein nhỏ phản ứng với nhiệt độ hoặc các phân tử gây nóng như capsaisin có trong ớt. Gien tạo nên VR1 của mỗi người là khác nhau. Đây chính là lý do vì sao một số người phản ứng ít hơn với vị cay. (Ảnh: quora)
Như vậy có thể coi ăn cay là một trò chơi của trí óc. Tín hiệu mà lưỡi gửi đến não chỉ là tín hiệu nhiệt độ. não không thể nhận biết đâu là cay và đâu là nóng. Thụ quan cảm nhận nỗi đau thấy tê tê khi ăn lá bạc hà cũng chính là thụ quan thấy cảm giác nóng khi ăn đồ cay. (Ảnh: quora)
Khả năng ăn cay còn là một vấn đề liên quan đến khả năng chịu đựng, hay nói cách khác là tần suất sử dụng cảm thụ quan VR1. Đây là hiệu ứng bị tê đã được khoa học ghi nhận, tức những người ăn ớt sẽ càng ngày càng ăn nhiều ớt hơn thì mới cảm thấy được vị vay. (Ảnh: popsci)
Có thể quan sát điều này ở một số nền ẩm thực như Ấn Độ hay Mexico với rất nhiều món ăn cay. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em những nước này đã quen với độ cay nóng và một cách tự nhiên, chúng có thể ăn đồ cay tốt hơn những người khác. Vì những lý do nói trên, khả năng ăn cay hoàn toàn có thể rèn luyện được. (Ảnh: businessinsider)
Một giả thuyết đơn giản khác về ăn cay được đưa ra là một số người ăn cay là vì họ thích vị cay. Tâm lý học gọi đây là “điều khổ sở không nguy hiểm”, giống như những người thích làm những điều mạo hiểm vì họ cảm thấy thế mới an toàn. (ảnh: youtube)
Như vậy, nếu khả năng ăn cay của bạn tốt hơn những người khác thì có thể là do gien, vì bạn thường xuyên ăn cay nên bị giảm cảm giác cay hoặc chỉ đơn giản là bạn thích cảm giác đầu lưỡi bị vị cay kích thích. (ảnh: sweetaddiction)