Fan nữ trúng pháo sáng CĐV Nam Định: Bỏng hoá chất nguy hiểm thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Theo thông tin từ bệnh viện Xanh Pôn, fan nữ bị trúng pháo sáng của CĐV Nam Định trong trận đấu giữa Hà Nội FC với Nam Định sẽ phải phẫu thuật 2 lần. Đây là vết bỏng hóa chất rất nặng do chất lưu huỳnh trong quả pháo.

Như thông tin phóng viên báo Bóng đá đưa tin trước đó, fan nữ trúng pháo sáng CĐV Nam Định có tên là H.A, phóng viên báo Nhi Đồng đã bị thương nặng sau khi CĐV quá khích bên khán đài B bắn thẳng sang khán đài A sân Hàng Đẫy, trong trận đá bù vòng 22 V.League 2019.
CĐV này đã được sơ cứu và đưa đến bệnh viện St Paul (Xanh Pôn) để cấp cứu. Theo chẩn đoán của các bác sỹ tại bệnh viện, H.A bị bỏng hóa chất nặng do lưu huỳnh. Thậm chí vết bỏng vào đến tận xương. Được biết, H.A sẽ phải phẫu thuật đến 2 lần do vết bỏng này.
Fan nu trung phao sang CDV Nam Dinh: Bong hoa chat nguy hiem the nao?
CĐV nữ bị pháo sáng bắn vào đùi được chẩn đoán là bị bỏng nặng do lưu huỳnh, thậm chí vào tận xương, phải phẫu thuật 2 lần. Ảnh: Bongdaplus. 
Trận đấu giữa Hà Nội FC và Nam Định tối 11/09 diễn ra vô cùng nóng bỏng. Cổ động viên hai đội tạo nên một bầu không khí rực lửa trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, sự quá khích của cổ động viên Nam Định đã khiến trận đấu bị gián đoạn rất nhiều lần vì pháo sáng, pháo dù, pháo hiệu...
Bỏng hóa chất có thể ăn sâu vào cơ thể
Bỏng hóa chất là loại bỏng thường gây nên những tổn thương sâu, rất nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ cảnh báo, những hóa chất thông thường được sử dụng hằng ngày vẫn có thể gây bỏng và rất nguy hiểm. Bỏng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Nồng độ hóa chất đậm đặc đến đâu, tỉ lệ pha loãng như thế nào, vùng cơ thể nào bị hóa chất tác động…
Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, bỏng hóa chất xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng như acid hoặc kiềm… Bỏng hóa chất được xếp vào loại bỏng ăn da. Nó có thể gây ra các phản ứng trên da hoặc trong cơ thể và gây bỏng cơ quan nội tạng nếu nạn nhân nuốt phải hóa chất.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bỏng hóa chất bao gồm:
- Da bị đỏ, ngứa ngáy, đau ở vị trí tiếp xúc.
- Đau hoặc tê ở chỗ tiếp xúc.
- Hình thành các mụn nước hoặc da chết đen ở chỗ tiếp xúc.
- Thị lực thay đổi nếu hóa chất bị văng vào mắt.
- Ho hoặc khó thở.
- Nôn
Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể phát triển những triệu chứng huyết áp thấp, da xanh tái, khó thở hoặc ho nặng, đau đầu, cơ bắp co giật, ngừng tim hoặc nhịp tim không đều.
Xử trí tại chỗ khi bị bỏng
Fan nu trung phao sang CDV Nam Dinh: Bong hoa chat nguy hiem the nao?-Hinh-2
 
1. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt.
2. Loại bỏ quần áo, giày dép hoặc đồ trang sức dính hóa chất.
3. Tưới, ngâm rửa nước sạch: Đặt da vùng bỏng dưới vòi nước lạnh, đang chảy trong 20 phút hoặc hơn. Nếu bỏng da do các hóa chất dạng bột như vôi bột…, cần loại bỏ bột này trước khi rửa da dưới vòi nước.
4. Trung hòa tác nhân gây bỏng.
Trung hòa axit bằng dung dịch Natri bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi nhì 5%. Có thể dùng bột phấn viết, xà phòng đánh răng, bột hydroxyt magie rắc hoặc xoa trên tổn thương bỏng.
Trung hòa base bằng axit axetic 6%, dung dịch amoniclorua (NH4Cl) 5%, axit boric. Nếu không có dung dịch trên dùng nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.
5. Che phủ nhẹ nhàng vùng bỏng với khăn sạch hoặc khăn vô trùng.
6. Bù nước và điện giải sau bỏng.
7. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
8. Nếu bạn không chắc chắn về hóa chất gây bỏng, hãy mang theo nhãn hoặc vỏ bình chứa hóa chất gây bỏng khi đưa nạn nhân đi khám cấp cứu.
Thảo Nguyên

>> xem thêm

Bình luận(0)