Cây lô hội được trồng làm cảnh, là một trong những cây thuốc được dùng trong cả Đông y và Tây y. Cây có lá, hoa là chùm dài kết thành cụm. Khi mới ra, hoa mọc đứng sau kết thành dây, lại có cả quả. Quả hình trứng, lúc non màu xanh, già ngả sang màu nâu đựng nhiều hạt.
Cây lô hội có tác dụng kích thích tiêu hoá, thông mật nhuận tràng, góp phần làm da tươi sáng mềm mại, chống lão hoá. Mặc dù có nhiều tác dụng, song cây này cũng rất độc, có thể gây ngộ độc chết người. Chất độc nằm trong toàn bộ cây. Trẻ em và phụ nữ có thai khi ăn phải cây lô hội sẽ xuất hiện sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục, đi ngoài phân lỏng, xuất huyết tiêu hoá, phụ nữ mang thai sẽ bị sẩy. Bệnh nhân sa trực tràng không được dùng vị thuốc này vì gây chảy máu ruột.
Theo sách cổ, lô hội còn có tên là cây lưỡi hổ vì lá nó dài trông giống lưỡi hổ. Cây có vị đắng, tính hàn, đi vào 4 kinh can, tỳ, vị và đại tràng nên khi ngộ độc, các tạng này đều bị thương tổn nhanh, nạn nhân dễ bị tử vong. Khi bị ngộ độc, cần khẩn cấp loại trừ chất độc trong cơ thể ra ngoài bằng cách cho nạn nhân uống than hoạt, rửa dạ dày và truyền dịch. Để phòng tránh ngộ độc, khi dùng lô hội làm cảnh, cần trồng trên cao - nơi quá tầm tay của trẻ. Chú ý đề phòng trẻ trong nhà nghịch ngậm cắn lá vào miệng, rất nguy hiểm.