Sai lầm khi ăn cà chua rất nhiều người mắc phải là dùng chung với dưa chuột, nhất là trong món salad. Dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác.Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C.Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.Vì vậy sẽ làm giảm tác dụng của cà chua đối với sức khỏe.Theo Tiến sĩ Từ Việt Phú, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cà chua là một trong những thực phẩm giàu axit oxalic, axit này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng việc hấp thụ thường xuyên axit oxalic vào người là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh sỏi thận.Vì vậy các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sỏi thận nên tránh hoặc hạn chế ăn uống các thực phẩm có chứa axit oxalic."Cấm kị" ăn cà chua chưa chín: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ.Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.Không ăn cà chua lúc đói Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng.Nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây "căng thẳng" và làm khó cho dạ dày.Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.
Sai lầm khi ăn cà chua rất nhiều người mắc phải là dùng chung với dưa chuột, nhất là trong món salad. Dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác.
Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C.
Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
Vì vậy sẽ làm giảm tác dụng của cà chua đối với sức khỏe.
Theo Tiến sĩ Từ Việt Phú, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cà chua là một trong những thực phẩm giàu axit oxalic, axit này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng việc hấp thụ thường xuyên axit oxalic vào người là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh sỏi thận.
Vì vậy các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sỏi thận nên tránh hoặc hạn chế ăn uống các thực phẩm có chứa axit oxalic.
"Cấm kị" ăn cà chua chưa chín: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.
Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ.
Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
Không ăn cà chua lúc đói Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng.
Nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây "căng thẳng" và làm khó cho dạ dày.
Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.