Trước tình hình trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng nhiều như hiện nay thì ảnh hưởng của điện thoại đến trẻ em đến mức nào chỉ có thời gian mới trả lời được.
Nhưng khi có số liệu cụ thể thì lúc đó có thể đã là quá muộn để ngăn chặn những ảnh hưởng sinh học của bức xạ sóng ngắn – như thay đổi trao đổi chất ở não, kích hoạt các protein sốc nhiệt và cả hỏng ADN – phát ra từ điện thoại di động. Theo một nghiên cứu của bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Thụy Điển, trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên dễ mắc một dạng ung thư não là u thần kinh đệm gấp 5 lần người lớn nếu sử dụng điện thoại di động trước năm 20 tuổi.
|
Các nước tiên tiến đều khuyên không để trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng điện thoại di động. |
Trẻ em ngày nay bị tiếp xúc với bức xạ điện thoại di động sớm và lâu hơn rất nhiều so với trước kia khi năm 30-40 tuổi người ta mới có điện thoại di động để dùng. Có thể so sánh độ nguy hiểm của việc cầm điện thoại di động gần đầu với việc đặt một cái lò vi sóng công suất thấp gần não.
Một số ý kiến cho rằng điện thoại di động chỉ thực sự nguy hiểm với trẻ em khi có đàm thoại. Không phải vô lý mà các nhà khoa học tại Nga khuyên trẻ em dưới 18 tuổi không nên sử dung điện thoại di động. Tại Pháp còn có lệnh cấm bán điện thoại di động cho trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cho rằng ngoài gây u não, điện thoại di động còn kiến trẻ em bị giảm thính lực với thời lượng sử dụng trên 1 tiếng mỗi ngày và làm chết các tế bào thần kinh thính giác. Một chiếc điện thoại di động có thể phát ra bức xạ sóng ngắn trong khoảng cách 15cm. Vì vậy, nên giữ điện thoại càng xa trẻ em càng tốt.
Nói về bức xạ, điện thoại không dây còn nguy hiểm đối với sức khỏe hơn điện thoại di động vì dễ gây u não hơn vì phát ra những sóng ngắn với cường độ tối đa vì có bộ sạc – kể cả khi không đàm thoại và khi máy con không gắn vào máy mẹ. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý với việc đặt điện thoại không dây trong phòng ngủ.
Trẻ em là nạn nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ô nhiễm điện từ vì xương sọ mỏng hơn người lớn nên hấp thu gấp đôi bức xạ so với người lớn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ 2 phút gọi điện thoại cũng đủ khiến não trẻ em phải hoạt động quá sức trong vòng 1 tiếng.
Trong hoàn cảnh không thể không dùng điện thoại di động, người lớn chỉ còn cách giảm thiểu những tác hại của điện thoại với trẻ em và cho cả bản thân bằng cách: hạn chế số lần sử dụng điện thoại, mỗi lần đàm thoại chỉ nên kéo dài tối đa 2 phút. Nếu không để đàm thoại trên loa ngoài, có thể dùng tai nghe.
Hạn chế gọi điện thoại khi đang đi tàu xe, thang máy... vì lúc này điện thoại phải hoạt động mạnh hớn để gửi tín hiệu đi, vì vậy công suất cũng tăng lên. Hơn nữa mọi vật chứa bằng kim loại như xe ô tô hay thang máy đều khiến sóng điện thoại bị bật qua bật lại khiến cường độ sóng tăng lên.
Cần chú ý đến cột sóng điện thoại. Không nên dùng điện thoại di động khi tín hiệu sóng yếu hoặc đang di chuyển với tốc độ cao vì công suất của điện thoại sẽ bị đẩy lên mức tối đa để kết nối với cột sóng mới. Đối với trong nhà, có thể áp dụng phong thủy điện tử bằng cách di chuyển đồ đạc để tạo ra môi trường an toàn hơn, chẳng hạn như không để đồ điện tử trong phòng ngủ. Nếu có thì khi không sử dụng, rút hết ổ cắm TV, radio, đồng hồ điện tử, điện thoại không dây, điện thoại di động, chăn điện… ra. Đối với những người nhạy cảm với sóng điện từ thì có thể tắt nguồn hẳn. Đặt trẻ em càng xa các ống nước, máy dính và đèn huỳnh quang càng tốt.
Trong bếp, cần để ý kỹ lò vi sóng. Nếu là model quá cũ hoặc đã dùng quá lâu khiến cửa lò bị long léo thì nên sửa chữa, thay thế. Tốt nhất là nên dùng lò nướng bằng nhiệt. Đối với các thiết bị văn phòng cũng nên hạn chế các loại không dây.
Mời bạn đọc xem video về ảnh hưởng của điện thoại di động (Nguồn: VTV)