Táo giàu khoáng chất, vitamin, axit hữu cơ và chất xơ. Khi đi vào cơ thể, táo giúp làm dịu cơn khát, tốt cho tim mạch, lá lách, hệ thần kinh trung ương, thậm chí mang lại tác dụng ngăn ngừa ung thư.Các nhà khoa học cũng tiết lộ thành phần phốt pho, sắt trong táo dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Chúng mang lại tác dụng dưỡng não, bổ huyết, an thần và dễ ngủ. Không chỉ ruột, mùi hương của táo cũng mang lại tác dụng tích cực cho bệnh trầm cảm, suy nhược. Nếu đang trong tâm trạng chán nản, bạn có thể ngửi táo để thư giãn.Trong khi đó, táo chứa nhiều pectin – một loại chất xơ hòa tan trong nước song cơ thể lại khó hấp thụ được. Khi được tiêu hóa, pectin giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương, kích thích sự phát triển của men vi sinh có lợi trong ruột. Từ đó, mang lại tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch.Để tăng cường hấp thu pectin, bạn nên luộc táo lấy nước uống. Việc làm này còn thích hợp cho người ốm, có vấn đề về răng gây khó nhai, những người bị kích ứng đường tiêu hóa.Các nhà khoa học nhấn mạnh, thời điểm ăn táo có ý nghĩa quyết định đến tác dụng bồi bổ sức khỏe. Bạn nên ăn táo trước khi ngủ chừng một giờ để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ.Người bị viêm loét đại tràng cũng không nên ăn táo sống, nhất là ở giai đoạn cấp tính bởi lúc này các vết loét khiến thành ruột có xu hướng mỏng dần trong khi táo lại khá cứng.Không những vậy, chất xơ thô, axit hữu cơ trong táo cũng không có lợi cho nỗ lực làm lành bề mặt vết loét thành ruột. Dù chỉ chiếm tỉ lệ lần lượt 1,2% và 0,5% song chúng đôi khi gây ra biến chứng không mong đợi như giãn ruột, tắc ruột do tác động cơ học lên thành ruột.Mời độc giả xem video: Cách xử lý để có nước sạch sau lũ lụt. Nguồn - Zing.
Táo giàu khoáng chất, vitamin, axit hữu cơ và chất xơ. Khi đi vào cơ thể, táo giúp làm dịu cơn khát, tốt cho tim mạch, lá lách, hệ thần kinh trung ương, thậm chí mang lại tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Các nhà khoa học cũng tiết lộ thành phần phốt pho, sắt trong táo dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Chúng mang lại tác dụng dưỡng não, bổ huyết, an thần và dễ ngủ. Không chỉ ruột, mùi hương của táo cũng mang lại tác dụng tích cực cho bệnh trầm cảm, suy nhược. Nếu đang trong tâm trạng chán nản, bạn có thể ngửi táo để thư giãn.
Trong khi đó, táo chứa nhiều pectin – một loại chất xơ hòa tan trong nước song cơ thể lại khó hấp thụ được. Khi được tiêu hóa, pectin giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương, kích thích sự phát triển của men vi sinh có lợi trong ruột. Từ đó, mang lại tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch.
Để tăng cường hấp thu pectin, bạn nên luộc táo lấy nước uống. Việc làm này còn thích hợp cho người ốm, có vấn đề về răng gây khó nhai, những người bị kích ứng đường tiêu hóa.
Các nhà khoa học nhấn mạnh, thời điểm ăn táo có ý nghĩa quyết định đến tác dụng bồi bổ sức khỏe. Bạn nên ăn táo trước khi ngủ chừng một giờ để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ.
Người bị viêm loét đại tràng cũng không nên ăn táo sống, nhất là ở giai đoạn cấp tính bởi lúc này các vết loét khiến thành ruột có xu hướng mỏng dần trong khi táo lại khá cứng.
Không những vậy, chất xơ thô, axit hữu cơ trong táo cũng không có lợi cho nỗ lực làm lành bề mặt vết loét thành ruột. Dù chỉ chiếm tỉ lệ lần lượt 1,2% và 0,5% song chúng đôi khi gây ra biến chứng không mong đợi như giãn ruột, tắc ruột do tác động cơ học lên thành ruột.
Mời độc giả xem video: Cách xử lý để có nước sạch sau lũ lụt. Nguồn - Zing.