Những người có cơ thể hàn lạnh
Trong Đông y, đỗ đen (đậu đen) là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ thận âm, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Những người có thể trạng hàn lạnh, tứ chi lạnh, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy không nên dùng đỗ đen. Tiêu thụ loại thực phẩm này có thể làm các dấu hiệu trên trở nên tầm trọng hơn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Người bị bệnh đại tràng, tì vị hư
Người mắc bệnh viêm đại tràng, người tùy vị hư nên hạn chế dùng đỗ đen. Trường hợp muốn dùng nên rang hạt đỗ đen để ôn ấm. Tuy nhiên, khi đã bị bệnh thì không nên dùng nhiều đỗ đen mà chỉ sử dụng với số lượng ít, thưởng thức là chính.
Người già và trẻ em (những người có thể trạng yếu)
Đỗ đen là thực phẩm chứa hàm lượng protein cao. Trong quá trình tiêu hóa, các enzym và axit amin sẽ phân giải các protein và chuyển hóa chúng thành peptide thì cơ thể mới hấp thụ được.
Người già, trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa kém rất khó tiêu thụ những thực phẩm có lượng protein cao như đỗ đen. Nếu dùng nhiều đỗ đen và dùng thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng, khó tiêu.
Người bị bệnh gout
Người bệnh gout không nên ăn đỗ đen bởi loại hạt này rất giàu purin. Khi đi vào cơ thể, purin sẽ làm rối loạn chuyển hóa axit uric, gây lắng đọng axit uric trên xương khớp và khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.
Người đang uống thuốc điều trị bệnh
Theo Đông y, đỗ đen có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể. Tuy nhiên, chúng có thể phản ứng với các thành phần của thuốc và làm giảm hiệu quả chữa bệnh. Do đó, người đang uống thuốc điều trị bệnh nên tránh ăn các món làm từ đỗ đen.