Tôi tên là Thẩm Xuân Phương, 53 tuổi và là giám đốc bộ phận của một doanh nghiệp nhỏ. Tôi có dự định sẽ nghỉ hưu khi bước sang tuổi 55, sau đó cùng chồng an hưởng tuổi già.
Nhưng trong một buổi họp mặt với các chị em, tôi đã từ bỏ ý định này.
Những người trên 50 tuổi trong đơn vị chúng tôi có thể chọn nghỉ hưu ở tuổi 55 hoặc 60. So với những người chọn nghỉ hưu ở tuổi 55, những người nghỉ hưu ở tuổi 60 không những có mức lương hưu cao hơn mà công ty còn chịu một phần chi phí y tế nếu không may ốm đau.
Nhưng tôi không quan tâm đến điều này, vì bản thân vẫn luôn khao khát được tận hưởng những ngày không phải vướng bận công việc. Đương nhiên, chồng và các con tôi không phản đối, vì từ lâu họ đã mong tôi về hưu sớm để nghỉ ngơi cũng như chăm sóc gia đình.
Lúc đầu tôi nghĩ dựa vào lương hưu của mình, vợ chồng tôi có thể lên kế hoạch du lịch khắp nơi. Không ngờ, trước khi nộp thủ tục nghỉ hưu, một đồng nghiệp của tôi phải nhập viện.
Liệu có nên nghỉ hưu sớm hay không? (Ảnh minh họa)
Trường hợp đồng nghiệp đầu tiên
Đồng nghiệp này là chị Tôn, người rất thân thiết với tôi. Chị mới nghỉ hưu năm ngoái. Gia đình chị Tôn có hai người con trai, chị quyết định nghỉ hưu sớm để đỡ đần các con. Điều đầu tiên chị làm sau khi nghỉ hưu là cùng chồng đi du lịch ba ngày đến Bắc Kinh, điều này khiến hai con trai của chị không hài lòng.
Chị bị các con trách vì có tiền dư để đi du lịch, trong khi chúng thì khó khăn. Sau khi nghe điều này, chị Tôn đã dằn vặt rất lâu. Sau đó, chị đến nhà con trai lớn ở vì nghĩ rằng nhà cậu ấy có hai đứa trẻ, cuộc sống sẽ khó khăn hơn. Con dâu thứ hai lại phát hiện ra chuyện này, liền gọi điện lại phàn nàn, nói rằng từ nhỏ mẹ đã thiên vị anh cả.
Không muốn các con bất hòa, chị đành phải đi lại liên tục hai nhà. Phần lớn số tiền lương hưu của chị được dùng cho chi phí đi lại, nửa còn lại dùng để trợ cấp cho hai con trai.
Việc đi lại liên tục khiến sức khỏe của chị Tôn ngày càng tệ hơn. Tuổi tác cũng tăng lên, cơ thể chị cũng không còn như trước. Chị phát hiện mình bị bệnh tim và mạch máu bị tắc nghẽn.
(Ảnh minh họa)
Để tiết kiệm tiền cho hai con trai, chị Tôn chỉ uống thuốc được một tháng rồi ngừng uống, điều này cũng khiến tình trạng của chị trở nên nghiêm trọng hơn. Một ngày nọ, chị bất tỉnh bên đường mà không hề báo trước. Người qua đường đã kịp thời phát hiện và đưa chị đến bệnh viện, nếu không có lẽ chị đã không qua khỏi.
Trong thời gian nằm viện, chị chỉ có người con trai cả đến thăm một lần. Thời gian còn lại đều do chồng chị lo liệu. Thậm chí, tiền nằm viện cũng được lấy từ số tiền dùng để dưỡng già của hai người.
Hai đứa con trai của chị không trả một xu nào. Chúng thậm chí còn muốn chuyển chị về tuyến dưới để tiết kiệm chi phí. Lúc này, chị Tôn không giấu được nước mắt. Chị nói rằng nếu không chọn nghỉ hưu sớm như vậy thì chuyện đã không xảy ra, và một nửa chi phí y tế sẽ được công ty hoàn trả.
Nhưng mọi chuyện đã đến nước này, chị Tôn dù có hối hận đến mấy cũng không thể làm lại được. Chị khuyên tôi lấy đó làm bài học chứ không nên chọn cách nghỉ hưu sớm, nếu không sẽ ân hận suốt đời.
Số phận đồng nghiệp thứ hai
Ban đầu, tôi cho rằng tình huống của chị Tôn có lẽ là một trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, một đồng nghiệp khác của tôi là chị Mã cũng chật vật sau khi nghỉ hưu.
Chồng của chị Mã quản lý một nhà máy nhỏ, giống như chồng tôi vậy. Khi chị Mã về hưu, chồng chị vẫn tiếp tục công việc hàng ngày tại nhà máy và không có thời gian rảnh để đi du lịch cùng chị. Chị quyết định bắt đầu cuộc hành trình một mình.
Sau khi chỉ đi qua hai thành phố, chị Mã cảm thấy chán chường và quyết định kết thúc hành trình sớm, lên máy bay trở về nhà con gái. Con gái chị Mã vô cùng hạnh phúc khi chị đến thăm nhưng con bé chỉ có thể nghỉ hai ngày rồi nhanh chóng trở lại với công việc của mình.
(Ảnh minh họa)
Nhà con gái chị Mã có hai người giúp việc, một người chịu trách nhiệm dọn dẹp và nấu ăn, còn người kia đưa đón bọn trẻ đi học. Do đó, chị Mã không có việc gì để làm. Chị không thể chịu đựng cảm giác cô đơn như vậy.
Vì thế, sau một tuần ở nhà con gái, chị Mã quyết định trở về nhà để gặp gỡ bạn bè. Nhưng chị không ngờ rằng những người bạn của mình đều bận rộn với việc chăm sóc con cái hoặc bị công việc gia đình ngăn cản. Không ai có thời gian rảnh để dành cho chị. Giờ đây, chị Mã ở nhà dọn dẹp, một ngày nấu ba bữa cơm.
Sau khi nghe hai câu chuyện, tôi rút lại ý nghĩ nghỉ hưu sớm. Nếu tôi đi làm, ít nhất tôi vẫn có thu nhập, đồng thời bớt gây rắc rối cho con và chính mình!