Khi da bạn được tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ bắt đầu sản xuất ra vitamin D cần thiết cho quá trình chuyển hoá của cơ thể.
Bright Side đã tổng hợp các triệu chứng phổ biến khi cơ thể thiếu ánh nắng mặt trời.
Xương yếu
|
Vitamin D đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của xương. |
Canxi và vitamin D là hai chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương và sự hoạt động của cơ thể. Canxi được hấp thụ trong cơ thể nhờ sự hỗ trợ của vitamin D. Nếu cơ thể bạn bị thiếu vitamin này sẽ giảm khả năng hấp thụ canxi và hệ xương khớp sẽ yếu dần đi.
Thông thường, những người thiếu canxi bị mắc các chứng bệnh như: đau xương, suy nhược cơ, còi xương, loãng xương... Chính vì thế, bạn cần cung cấp đầy đủ cho cơ thể bằng cách tắm nắng mặt trời và có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
Bệnh về xương, khớp chân
|
Ảnh hưởng của sự thiếu hụt vitamin D với các khớp chân. |
Vitamin D giúp hấp thụ phosphates và canxi rất tốt nên có thể giải quyết các vấn đề và xương, tuy nhiên, nếu thiếu hụt cơ thể bạn sẽ dẫn đến sự biến đổi, biến dạng của xương.
Việc tắm nắng thường xuyên cũng giúp bạn bổ sung vitamin D và cung cấp đầy đủ cho cơ thể giúp phòng tránh một số bệnh có liên quan đến xương, khớp.
Ung thư đại tràng, trực tràng
|
Vitamin D cần thiết cho sự sống và phát triển của cơ thể. |
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cơ thể bạn không đủ lượng vitamin D cần thiết sẽ làm cho các tế bào ung thư đại tràng phát triển. Lượng vitamin D trong cơ thể quyết định đến sự phát triển và tồn tại của tế bào ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng cũng đã có những đánh giá cho việc bổ sung vitamin D cho cơ thể làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng, đại tràng.
Mệt mỏi
|
Căng thẳng mệt mỏi nếu bạn không được đi bộ hàng ngày. |
Xã hội ngày càng hiện đại, bạn cần phải làm việc nhiều hơn bên máy tính trong văn phòng. Hầu hết mọi người không dành thời gian cho việc đi dạo bên ngoài mà thường ngồi bên máy tính, điện thoại tivi nhiều hơn.
Ánh nắng mặt trời giúp bạn cảm thấy vui tươi và tràn đầy năng lượng. Nếu một ngày không được thấy ánh nắng mặt trời tâm trạng bạn sẽ trở nên tồi tệ. Nếu cứ ngồi trong 4 bức tường bạn sẽ rất buồn và dẫn đến trầm cảm.
Chính vì vậy, dành nhiều thời gian đi bộ và khám phá bên ngoài bạn sẽ thấy thú vị và khỏe mạnh hơn.
Các vấn đề liên quan đến da
|
Da bị vẩy nến khi thiếu ánh nắng mặt trời. |
Bệnh vẩy nến là một bệnh về da liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể mà nguyên nhân là do thiếu vitamin D. Khi bạn tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời bạn có thể điều trị hiệu quả loại bệnh này và các vấn đề về da khác.
Bạn có thể tắm nắng hàng ngày để cung cấp vitamin D tuy nhiên nên chú ý để không bị ảnh hưởng của các tia UV có hại cho sức khỏe.
Béo phì
|
Cơ thể dễ bị béo phì khi không hoạt động. |
Đau cơ, đau xương sẽ làm bạn lười hoạt động để đốt cháy năng lượng dẫn đến tình trạng béo phì. Ngoài ra, vitamin D và hoocmon leptin còn có khả năng kiểm soát trọng lượng cơ thể. Leptin được sản xuất trong các tế bào mỡ và gửi đi tín hiệu đến não là cơ thể đã đủ năng lượng. Nếu thiếu vitamin D khiến cho chu kì không hoạt động và bạn không hạn chế được năng lượng cung cấp cho cơ thể.
Ngoài việc nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời bạn cũng cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý.
Suy giảm trí nhớ
|
Thiếu vitamin D sẽ có ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và làm sa sút trí nhớ của bạn. |
Các nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu vitamin D sẽ có ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và làm sa sút trí nhớ của bạn.
Vào năm 2015, đã có một nghiên cứu gồm hơn 60.000 người và cho ra kết quả rằng những người sống ở các vĩ độ phía bắc có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ hơn những người sống ở vĩ độ phía Nam.
Những dấu hiệu thiếu hụt vitamin D
|
Dấu hiệu cho thấy thiếu vitamin D. |
Các nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể: tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin D bên ngoài.
Một điều bạn cần phải chú ý là tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể bị ung thư da. Nếu ánh nắng gắt mà bạn cần phải ra ngoài thì cần chuẩn bị kem chống nắng và mặc quần áo bảo hộ chống nắng.
Nếu bạn chọn việc bổ sung vitamin D bên ngoài cho cơ thể cần đúng liều lượng và chỉ định cảu bác sĩ. Tùy theo sức khỏe của cơ thể mà bạn sẽ có được mức độ bổ sung phù hợp.