Tờ Daily Mail/Anh đưa tin, tại thành phố miền đông Ấn Độ, Raipur, có một cặp chị em vô cùng kỳ lạ, chúng có thể tự cắn các bộ phận tay chân trên chính cơ thể mình mà không hề biết cảm giác đau đớn. Người nhà đã đưa các em tới bệnh viện để kiểm tra. Qua các chẩn đoán của bác sỹ, hai chị em này mắc phải căn bệnh hiếm gặp – Bệnh không đau đớn bẩm sinh.Một lần, khi cha mẹ hai em đã đi làm, chỉ có bà ngoại ở nhà để chăm sóc hai đứa trẻ. Bà ngoại đã vô cùng hoảng hốt khi phát hiện rằng bọn trẻ tự cắn tay chân đến chảy máu. Người nhà đã nhanh chóng đưa hai đứa trẻ đến bệnh viện. Theo các bác sỹ, hai đứa trẻ sẽ không cảm thấy đau ở các chi, nhưng nguy cơ nhiễm trùng vết thương thì vẫn tồn tại. Để ngăn chặn những chấn thương vô thức của bọn trẻ, người nhà đã phải bọc bàn tay và bàn chân của chúng trong một lớp băng dày. Trước đó, qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra một dạng biến đổi gien được gọi là SCN9A. Gien này đóng vai trò then chốt trong việc tiếp nhận cảm giác đau đớn có chức năng tách các tế bào thần kinh ngoại biên. Với gien bình thường, các tế bào này chính là các nơ-ron thần kinh cảm nhận vết thương, phản ứng với sự đau đớn và báo về não cảm giác này. Ở những đứa trẻ có sự đột biến gien nói trên, não của chúng không hề nhận được tín hiệu về cảm giác đau đớn.
Tờ Daily Mail/Anh đưa tin, tại thành phố miền đông Ấn Độ, Raipur, có một cặp chị em vô cùng kỳ lạ, chúng có thể tự cắn các bộ phận tay chân trên chính cơ thể mình mà không hề biết cảm giác đau đớn. Người nhà đã đưa các em tới bệnh viện để kiểm tra. Qua các chẩn đoán của bác sỹ, hai chị em này mắc phải căn bệnh hiếm gặp – Bệnh không đau đớn bẩm sinh.
Một lần, khi cha mẹ hai em đã đi làm, chỉ có bà ngoại ở nhà để chăm sóc hai đứa trẻ. Bà ngoại đã vô cùng hoảng hốt khi phát hiện rằng bọn trẻ tự cắn tay chân đến chảy máu. Người nhà đã nhanh chóng đưa hai đứa trẻ đến bệnh viện.
Theo các bác sỹ, hai đứa trẻ sẽ không cảm thấy đau ở các chi, nhưng nguy cơ nhiễm trùng vết thương thì vẫn tồn tại. Để ngăn chặn những chấn thương vô thức của bọn trẻ, người nhà đã phải bọc bàn tay và bàn chân của chúng trong một lớp băng dày.
Trước đó, qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra một dạng biến đổi gien được gọi là SCN9A. Gien này đóng vai trò then chốt trong việc tiếp nhận cảm giác đau đớn có chức năng tách các tế bào thần kinh ngoại biên.
Với gien bình thường, các tế bào này chính là các nơ-ron thần kinh cảm nhận vết thương, phản ứng với sự đau đớn và báo về não cảm giác này. Ở những đứa trẻ có sự đột biến gien nói trên, não của chúng không hề nhận được tín hiệu về cảm giác đau đớn.