Cơm dừa tôm rang. Món ăn đặc sản của ẩm thực Bến Tre này chỉ có thể tìm thấy ở nhà hàng nổi và phải đặt trước thì mới có cơ hội thưởng thức. Khi ăn, ta phải nhấm nháp miếng cơm dừa, nhai rôm rốp con tôm đất thì mới cảm nhận được hết mùi thơm, vị ngon ngọt, béo bùi trong từng hạt cơm và thịt tôm. Ăn cơm hấp nước dừa phải ăn nóng mới tròn vị.Khi đi du lịch Bến Tre mà không thưởng thức bánh xèo ốc gạo quả là một thiếu sót. Để làm bánh xèo ốc gạo thì nguyên liệu quan trọng nhất chính là ốc gạo. Ốc gạo có thịt trắng đục, béo thơm, được rải đều trong lòng bánh, khi bánh chín sẽ được gấp làm đôi. Bánh này được ăn cùng với nước mắm chanh tỏi ớt và các loại rau sống như cải bẹ xanh, xà lách, đọt bằng lăng, đọt bứa, rau thơm, dưa leo…Khi lột bỏ vỏ củ dừa bên ngoài, người ta thu được củ hũ dừa, đây là phần ngon nhất trong quả dừa để đem chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như củ hũ dừa xào lòng gà, xào tôm, củ hũ dừa bóp xổi, củ hũ dừa nấu tôm thịt, gỏi củ hũ dừa, canh củ hũ dừa nấu thịt viên… hoặc đôi khi chỉ để dùng ăn sống vẫn có thể cảm nhận được vị ngọt, giòn, chất tươi trong từng miếng củ hũ dừa.Bánh phồng là đặc sản nơi đây, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bánh có nguyên liệu chính là nếp, được chế biến thành xôi, đem giã nhuyễn cùng với những phụ liệu khác, sau đó cán mỏng đem phơi. Nhìn chung, cách làm khá giống với bánh tráng nhưng hương vị ngọt, giòn của nó lại khiến người ta yêu thích đến lạ kỳ.Kẹo dừa là thức quà mà bất kỳ ai ghé thăm Bến Tre cũng đều mua về làm quà. Kẹo có nhiều mùi, nhiều hương vị như sầu riêng, bạc hà, đậu phộng, ca cao,... nhưng vẫn đảm bảo được hương vị dừa nguyên bản. Ngày nay, kẹo dừa trở thành một thương hiệu du lịch của tỉnh Bến Tre và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.Bánh tráng sữa được làm từ các nguyên liệu gồm dừa, bột gạo, pha với bột sắn, nước, đường, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng tuân thủ theo một tỉ lệ nhất định. Sau đó, người ta đem đi tráng bánh, rồi phơi 3 - 5 ngày là có thể dùng được. Nhai miếng bánh tráng sữa đầu tiên ta sẽ cảm nhận được vị bùi béo của nước cốt dừa kết hợp với độ mịn, mềm của bột gạo và bột sắn, cùng mùi thơm của sầu riêng.Bì cuốn là một trong những đặc sản hàng đầu ở Bến Tre. Món bì cuốn ngon không chỉ nằm ở rau, bún, bì, thịt ba rọi mà còn ở thính. Người ta phải dùng gạo rang cho đến khi cháy vàng rồi bỏ vào cối xay tiêu nghiền nhuyễn. Sau đó đem trộn thính với hỗn hợp thịt, khiến cho bì không bị ngấy và rất dễ ăn. Khi ăn, chỉ cần cuốn với rau, bún rồi chấm với nước mắm tỏi ớt.Rượu dừa tuy không xuất sắc nhưng lại mang một hương vị rất riêng, độc đáo nhất là rượu được lên men ngay trong trái dừa. Rượu khi ủ chín thường có màu trắng ngà, vẩn đục với những chấm xác dừa bên trong. Rượu ngon là loại có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của dừa bản xứ.
Cơm dừa tôm rang. Món ăn đặc sản của ẩm thực Bến Tre này chỉ có thể tìm thấy ở nhà hàng nổi và phải đặt trước thì mới có cơ hội thưởng thức. Khi ăn, ta phải nhấm nháp miếng cơm dừa, nhai rôm rốp con tôm đất thì mới cảm nhận được hết mùi thơm, vị ngon ngọt, béo bùi trong từng hạt cơm và thịt tôm. Ăn cơm hấp nước dừa phải ăn nóng mới tròn vị.
Khi đi du lịch Bến Tre mà không thưởng thức bánh xèo ốc gạo quả là một thiếu sót. Để làm bánh xèo ốc gạo thì nguyên liệu quan trọng nhất chính là ốc gạo. Ốc gạo có thịt trắng đục, béo thơm, được rải đều trong lòng bánh, khi bánh chín sẽ được gấp làm đôi. Bánh này được ăn cùng với nước mắm chanh tỏi ớt và các loại rau sống như cải bẹ xanh, xà lách, đọt bằng lăng, đọt bứa, rau thơm, dưa leo…
Khi lột bỏ vỏ củ dừa bên ngoài, người ta thu được củ hũ dừa, đây là phần ngon nhất trong quả dừa để đem chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như củ hũ dừa xào lòng gà, xào tôm, củ hũ dừa bóp xổi, củ hũ dừa nấu tôm thịt, gỏi củ hũ dừa, canh củ hũ dừa nấu thịt viên… hoặc đôi khi chỉ để dùng ăn sống vẫn có thể cảm nhận được vị ngọt, giòn, chất tươi trong từng miếng củ hũ dừa.
Bánh phồng là đặc sản nơi đây, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bánh có nguyên liệu chính là nếp, được chế biến thành xôi, đem giã nhuyễn cùng với những phụ liệu khác, sau đó cán mỏng đem phơi. Nhìn chung, cách làm khá giống với bánh tráng nhưng hương vị ngọt, giòn của nó lại khiến người ta yêu thích đến lạ kỳ.
Kẹo dừa là thức quà mà bất kỳ ai ghé thăm Bến Tre cũng đều mua về làm quà. Kẹo có nhiều mùi, nhiều hương vị như sầu riêng, bạc hà, đậu phộng, ca cao,... nhưng vẫn đảm bảo được hương vị dừa nguyên bản. Ngày nay, kẹo dừa trở thành một thương hiệu du lịch của tỉnh Bến Tre và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Bánh tráng sữa được làm từ các nguyên liệu gồm dừa, bột gạo, pha với bột sắn, nước, đường, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng tuân thủ theo một tỉ lệ nhất định. Sau đó, người ta đem đi tráng bánh, rồi phơi 3 - 5 ngày là có thể dùng được. Nhai miếng bánh tráng sữa đầu tiên ta sẽ cảm nhận được vị bùi béo của nước cốt dừa kết hợp với độ mịn, mềm của bột gạo và bột sắn, cùng mùi thơm của sầu riêng.
Bì cuốn là một trong những đặc sản hàng đầu ở Bến Tre. Món bì cuốn ngon không chỉ nằm ở rau, bún, bì, thịt ba rọi mà còn ở thính. Người ta phải dùng gạo rang cho đến khi cháy vàng rồi bỏ vào cối xay tiêu nghiền nhuyễn. Sau đó đem trộn thính với hỗn hợp thịt, khiến cho bì không bị ngấy và rất dễ ăn. Khi ăn, chỉ cần cuốn với rau, bún rồi chấm với nước mắm tỏi ớt.
Rượu dừa tuy không xuất sắc nhưng lại mang một hương vị rất riêng, độc đáo nhất là rượu được lên men ngay trong trái dừa. Rượu khi ủ chín thường có màu trắng ngà, vẩn đục với những chấm xác dừa bên trong. Rượu ngon là loại có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của dừa bản xứ.