Thật bất ngờ khi các tạp chí danh tiếng như Bussiness Insider, Forbes... đều đã làm khảo sát nhỏ và kết quả có đến 90% giới trẻ Mỹ mặc quần jeans ở mọi nơi, trừ giường ngủ và nhà thờ. Khảo sát trên đã nói lên rằng giới trẻ Mỹ là fans số 1 của những chiếc quần này. Song sự thật thì truyền thống này không chỉ ở Mỹ mà lan tỏa sang các nước Châu Âu, Á, Phi... như 1 dòng chảy tự nhiên. Đó là dòng chảy thị hiếu. Đơn giản chỉ là... Thích.
Từ những năm 50 của thế kỷ 20, người ta đã dám khẳng định đó là thế kỷ của quần bò. Quần bò đã có những giai đoạn được coi là một loại quần “đồng phục” không thể thiếu được của giới thanh niên, nhất là những chàng cao bồi viễn Tây. Nhắc đến quần jeans thì phải nhắc đến cao bồi. Vì đây là những người tiên phong trong việc đưa quần jeans ra với cộng đồng. Năm 1930, khi Hollywood làm phim về cao bồi miền Tây nước Mỹ, những người chăn bò bắt đầu mặc quần jeans, biến chiếc “quần công nhân” này trở thành trang phục được nhiều người yêu thích.
Cứ thế, qua thời gian, có những thay đổi nhất định về kiểu dáng và chất liệu nhưng việc chấp nhận quần bò (jeans) du nhập vào cuộc sống thật rất tự nhiên, bất kể người dân tộc nào, ở xứ lạnh hay miền nhiệt đới, mùa đông băng giá hay mùa hè nóng nực, quần bò vẫn được chưng diện một cách đầy kiêu hãnh, nhất là với lớp trẻ.
Hiểu rõ sức mạnh của jeans, Levi Strauss có mặt trên 150 nước để thực hiện sứ mệnh của nó, vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ. Tập đoàn Levi Strauss & Co có trụ sở chính tại San Francisco với hàng chục cơ sở sản xuất với khoảng 12.000 công nhân, chủ yếu đặt tại các nước có nhân công rẻ như châu Á, Mỹ latinh và Đông Âu. Mỗi năm doanh thu bán hàng của tập đoàn đạt khoảng trên 4 tỉ USD.
Năm 1950, quần jeans bắt đầu được phổ biến trong giới trẻ. Đến nay, quần jeans vẫn đang là lựa chọn số một cho những bạn trẻ mạnh mẽ, cá tính, năng động và có thể dễ dàng mix cùng các loại trang phục khác như áo sơ mi, áo khoác…Phải nói rằng, nhiều người đã bị nhầm jeans và jean. Nhiều người nghĩ jeans là số nhiều, jean là số ít. Thực chất jeans là từ chỉ một loại quần, trong khi đó jean được dùng để chỉ một loại chất liệu và chúng chỉ khác nhau ở chữ “s”.
4. Những năm 60 của thế kỷ 20, nhiều trường học ở Mỹ đã ra lệnh cấm học sinh mặc trang phục chất liệu jean đến trường bởi quy kết đó là một trong những biểu tượng của sự nổi loạn ở tuổi teen.
5. CEO của Levi Strauss & Co. – Chip Bergh, trong một lần chia sẻ tại Hội thảo Brainstorm Green của Fortune cũng đã khuyên khách hàng nên ngừng việc giặt quần jeans.
6. Việc giặt ít hoặc không giặt quần jeans, không chỉ đơn giản để tiết kiệm nước, mà còn giúp giữ được chất lượng và dáng quần. Còn nếu bạn không thể chịu được chiếc quần jeans bẩn, hãy dùng nước lạnh kết hợp với ít dầu gội để giặt chỗ quần bị bẩn thôi nhé.
7. Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết tên gọi “jean” bắt nguồn từ “Genoa” – một địa danh của Ý. Chuyện là có một thủy thủ đến từ Genoa của Ý ưa thích mặc loại quần này và mọi người dùng nay địa danh Genoa để đặt tên cho quần. Người Pháp phát âm Genoa là “Genes”, sau đó thì thành “jean”.
8. Dù béo hay gầy, nếu muốn mặc quần jeans đẹp thì phải chọn quần thật vừa vặn, không quá rộng hay quá chật; những món đồ kết hợp phải được tối giản hóa, đường cắt gọn gàng. Hơn nữa, nếu có thể thì bạn hãy kết hợp quần jeans với một vài phụ kiện như một chiếc túi xách để thêm phần trẻ trung và phong cách hơn.
9. Nhiều người vẫn không biết rằng size của quần jeans đẹp sẽ thay đổi vì vậy nên hãy ngâm nước trước khi mặc lần đầu. Chất liệu denim thô thường sẽ bị rút nhỏ hơn 1 hoặc 2 size trong lần giặt đầu tiên. Ngay khi mua về, bạn hãy lộn mặt trái của quần jeans và ngâm chúng trong nước ấm khoảng 1 giờ rồi treo lên và hong khô.
10. Những xu hướng du nhập từ Mĩ đều bị cấm hoàn toàn ở Triều Tiên. Tiêu biểu chính là chiếc quần jeans xanh vốn vẫn được tất cả các quốc gia ưa chuộng, thì khi bạn mặc một chiếc quần jeans đi ngoài đường phố Bắc Hàn, chắc chắn bạn sẽ bị cảnh sát “thổi còi” và kết luận bạn đã phạm pháp, hay kinh khủng hơn là tội phản quốc.
11. Cha đẻ của những chiếc quần jeans hàng hiệu là Levis Strauss. Levis Strauss sinh ngày 26 tháng 2 năm 1829 tại Buttenheim, Baravi, Đức, trong gia đình có 6 anh chị em gái. Năm 1848, hai năm sau ngày cha mất vì bệnh lao, bà góa phụ Rebecca đã cùng Levi lúc đó vừa đúng 18 tuổi và 2 cô con gái là Fanny và Mathilde quyết định di dân sang Mỹ vào năm 1847. Trạm định cư đầu tiên của gia đình Strauss là thành phố New York. Tại đây, ông đã gặp hai anh trai của mình – những người đang sở hữu cửa hàng kinh doanh mang tên ”J. Strauss Brother & Co”. Và Levis đã sớm bắt đầu định hướng nghề nghiệp cho mình.
“Levi đến San Francisco vào năm 1853. Nhận ra sự cần thiết của một chiếc quần jeans bền bỉ cho những người đào vàng, Levi đã sử dụng loại vải dù nâu để may quần. Sau đó ông nhuộm màu xanh cho chất liệu, và rồi chuyển sang sử dụng denim” – trong nhiều thập kỉ, câu chuyện về chiếc quần jeans được kể lại như vậy.