Từ sơ sinh -12 tháng, khả năng tự kiềm chế của trẻ gần như bằng không, mọi hành động, cảm xúc hoàn toàn là bản năng và trẻ không biết cách dừng lại. Với sự chỉ bảo tinh tế của cha mẹ hoặc người chăm sóc, trẻ bắt đầu học cách xoay xở với cảm xúc và hành động của mình. Ở tuổi này cha mẹ cần giúp bé tự xoa dịu bản thân. Có bé cần tiếp xúc với cha mẹ như cần ôm ấp, đung đưa; có bé thích được quấn tã hoặc đặt nằm xuống giường. Bé càng bình tĩnh bao nhiêu thì càng kiểm soát bản thân tốt. Dạy trẻ những hành động phù hợp như chỉ bảo cho trẻ biết được hay không được làm gì. Nếu trẻ ném bóng bừa bãi ra nhà, hãy đưa cho trẻ một chiếc thùng không để trẻ ném vào đó hoặc đưa trẻ ra ngoài chơi và chỉ cho trẻ biết những chỗ trẻ được phép ném bóng. Nhờ vậy trẻ có thể học hỏi từ những việc sai trái và kiểm soát năng lượng và sở thích một cách phù hợp khi trẻ lớn lên. Ở độ tuổi 12-24 tháng, trẻ đã biết suy nghĩ và có những cảm xúc mạnh mẽ hơn, chẳng hạn trẻ biết biểu lộ sự thích thú. Ở tuổi này, từ “không” là từ cha mẹ nên thường xuyên nói với trẻ để rèn cho trẻ tính tự lập. Ở tuổi này trẻ cũng hay bị nản lòng vì có rất nhiều thứ trẻ muốn làm nhưng không được làm. Đây chính là thời điểm phù hợp cha mẹ tạo ra các thói quen để trẻ có thể cảm thấy an tâm mỗi khi mất bình tĩnh.Độ tuổi này cha mẹ cần cho trẻ cơ hội để lựa chọn, tự đưa ra quyết định chơi gì, đọc gì, ăn gì... qua đó trẻ biết trẻ được tin tưởng và sẽ cảm thấy tự tin hơn. Cha mẹ cần để ý và nhận ra những cảm xúc của trẻ. Nhưng điều này không có nghĩa là cha mẹ luôn đáp ứng những đòi hỏi của trẻ. Chẳng hạn như có thể nói “Mẹ biết con không thích đi ngủ nhưng con đánh mẹ là không được, con có thể đánh cái gối này, hoặc mẹ con mình sẽ cùng đọc sách rồi đi ngủ”. Bằng cách gọi tên và nhận biết những cảm xúc của trẻ, cha mẹ đã giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc – một kỹ năng quan trọng rất cần thiết cho sau này. Ở độ tuổi 2-3 tuổi khi đã lớn hơn, trẻ vẫn khó có thể ngăn bản thân làm theo ý thích. Tương tự như trên, cha mẹ cần gọi tên những cảm xúc của trẻ và gợi ý cách trẻ nên thể hiện cảm xúc của mình. Khi trẻ lớn hơn một chút, hãy khuyến khích trẻ suy nghĩ về nhiều hơn một giải pháp – chẳng hạn ném bóng vào giỏ đựng quần áo thay vì ném vào tường. Khả năng thay thế một hành động không chấp nhận được bằng một hành động chấp nhận được cũng là một kỹ năng trẻ sẽ cần đến khi đi học. Ở tuổi này hãy cho trẻ nhiều cơ hội lựa chọn hơn, chẳng hạn hỏi trẻ muốn đánh răng hay thay quần áo trước. Hoặc thay vì bảo trẻ cần mặc áo mưa thì hãy nói với trẻ rằng “trời đang mưa đấy, con nghĩ mình cần mang theo thứ gì”. Ngược lại, nếu người ra quyết định là cha mẹ thì thay vì hỏi “con muốn đi ngủ chưa” thì hãy nói “đến giờ đi ngủ rồi con ạ”.Một điều quan trọng nữa là dạy trẻ cách chờ đợi để rèn cho trẻ cách tự kiểm soát. Dạy trẻ rằng những người khác cũng có nhu cầu. Có thể rút ngắn thời gian chờ đợi bằng cách đưa cho trẻ một đồ chơi nào đó. Để trẻ chơi với những bạn cùng lứa là một cách rất tốt để trẻ học cách chia sẻ và chờ đến lượt. Nhờ sự chỉ bảo của cha mẹ và thường xuyên thực hành, con trẻ sẽ dần được trang bị những kỹ năng đương đầu với xung đột ở trường sau này.
Từ sơ sinh -12 tháng, khả năng tự kiềm chế của trẻ gần như bằng không, mọi hành động, cảm xúc hoàn toàn là bản năng và trẻ không biết cách dừng lại. Với sự chỉ bảo tinh tế của cha mẹ hoặc người chăm sóc, trẻ bắt đầu học cách xoay xở với cảm xúc và hành động của mình.
Ở tuổi này cha mẹ cần giúp bé tự xoa dịu bản thân. Có bé cần tiếp xúc với cha mẹ như cần ôm ấp, đung đưa; có bé thích được quấn tã hoặc đặt nằm xuống giường. Bé càng bình tĩnh bao nhiêu thì càng kiểm soát bản thân tốt.
Dạy trẻ những hành động phù hợp như chỉ bảo cho trẻ biết được hay không được làm gì. Nếu trẻ ném bóng bừa bãi ra nhà, hãy đưa cho trẻ một chiếc thùng không để trẻ ném vào đó hoặc đưa trẻ ra ngoài chơi và chỉ cho trẻ biết những chỗ trẻ được phép ném bóng. Nhờ vậy trẻ có thể học hỏi từ những việc sai trái và kiểm soát năng lượng và sở thích một cách phù hợp khi trẻ lớn lên.
Ở độ tuổi 12-24 tháng, trẻ đã biết suy nghĩ và có những cảm xúc mạnh mẽ hơn, chẳng hạn trẻ biết biểu lộ sự thích thú. Ở tuổi này, từ “không” là từ cha mẹ nên thường xuyên nói với trẻ để rèn cho trẻ tính tự lập. Ở tuổi này trẻ cũng hay bị nản lòng vì có rất nhiều thứ trẻ muốn làm nhưng không được làm. Đây chính là thời điểm phù hợp cha mẹ tạo ra các thói quen để trẻ có thể cảm thấy an tâm mỗi khi mất bình tĩnh.
Độ tuổi này cha mẹ cần cho trẻ cơ hội để lựa chọn, tự đưa ra quyết định chơi gì, đọc gì, ăn gì... qua đó trẻ biết trẻ được tin tưởng và sẽ cảm thấy tự tin hơn. Cha mẹ cần để ý và nhận ra những cảm xúc của trẻ. Nhưng điều này không có nghĩa là cha mẹ luôn đáp ứng những đòi hỏi của trẻ. Chẳng hạn như có thể nói “Mẹ biết con không thích đi ngủ nhưng con đánh mẹ là không được, con có thể đánh cái gối này, hoặc mẹ con mình sẽ cùng đọc sách rồi đi ngủ”. Bằng cách gọi tên và nhận biết những cảm xúc của trẻ, cha mẹ đã giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc – một kỹ năng quan trọng rất cần thiết cho sau này.
Ở độ tuổi 2-3 tuổi khi đã lớn hơn, trẻ vẫn khó có thể ngăn bản thân làm theo ý thích. Tương tự như trên, cha mẹ cần gọi tên những cảm xúc của trẻ và gợi ý cách trẻ nên thể hiện cảm xúc của mình. Khi trẻ lớn hơn một chút, hãy khuyến khích trẻ suy nghĩ về nhiều hơn một giải pháp – chẳng hạn ném bóng vào giỏ đựng quần áo thay vì ném vào tường. Khả năng thay thế một hành động không chấp nhận được bằng một hành động chấp nhận được cũng là một kỹ năng trẻ sẽ cần đến khi đi học.
Ở tuổi này hãy cho trẻ nhiều cơ hội lựa chọn hơn, chẳng hạn hỏi trẻ muốn đánh răng hay thay quần áo trước. Hoặc thay vì bảo trẻ cần mặc áo mưa thì hãy nói với trẻ rằng “trời đang mưa đấy, con nghĩ mình cần mang theo thứ gì”. Ngược lại, nếu người ra quyết định là cha mẹ thì thay vì hỏi “con muốn đi ngủ chưa” thì hãy nói “đến giờ đi ngủ rồi con ạ”.
Một điều quan trọng nữa là dạy trẻ cách chờ đợi để rèn cho trẻ cách tự kiểm soát. Dạy trẻ rằng những người khác cũng có nhu cầu. Có thể rút ngắn thời gian chờ đợi bằng cách đưa cho trẻ một đồ chơi nào đó. Để trẻ chơi với những bạn cùng lứa là một cách rất tốt để trẻ học cách chia sẻ và chờ đến lượt. Nhờ sự chỉ bảo của cha mẹ và thường xuyên thực hành, con trẻ sẽ dần được trang bị những kỹ năng đương đầu với xung đột ở trường sau này.