“Hãy đàn ông lên nào”: Khi bị một đứa trẻ khác giễu cợt, bạn cần phải tỏ ra mình là đàn ông. Cũng như khi một gã đàn ông khác trêu chọc vợ mình, bạn cũng cần phải đàn ông lên và “khẳng định chủ quyền” ngay lập tức. Nhưng các ông bố không được nói với con trai câu này vì nó rất vô nghĩa. Có hàng tỉ cách để thể hiện sự nam tính, việc bảo một đứa trẻ phải đàn ông lên chẳng khác nào đè bẹp phản ứng và bản năng tự nhiên của chúng xuống. “Con trai thì không được khóc”: Khóc là điều bình thường đối với một con người có cảm xúc, cởi mở và nhạy cảm. Người ta khóc khi xem khim, khi đọc sách, khi xúc động...Nhưng vẫn có những ông bố dạy con trai rằng con trai thì không được khóc vì điều đó thể hiện sự yếu đuối. Điều gì mới thực sự thể hiện sự yếu đuối khi mà tỉ lệ tự tử ở trẻ vị thành niên đang không hề giảm xuống, trong đó có rất nhiều trường hợp là do thiếu không gian an toàn để trẻ có thể thể hiện cảm xúc cá nhân. Ngay cả đàn ông trưởng thành khi nghe thấy câu này cũng sẽ cảm thấy lạc lõng và có thể có hành vi bạo lực.“Con trai lúc nào cũng phải sẵn sàng chiến đấu’: Dạy trẻ những hành vi bạo lực là phương pháp giáo dục sai lầm không những làm trẻ dễ bị thương mỗi khi có va chạm mà còn gây ra những hậu quả nặng nề về cảm xúc và hành vi vì bạo lực trẻ em dẫn đến nghiện ngập, stress và phá hoại tài sản sau này.“Chỉ cần thắng là được”: Khi bắt đầu chơi thể thao, các ông bố dạy con mình rằng phải tìm mọi cách để thắng và đặt mục tiêu này lên trên cả đạo đức và sự vui thích. Trẻ hiếm khi được khuyến khích rằng mặc dù đã thất bại nhưng trẻ đã cậu bé đã có thời gian rất vui vẻ. Vì vậy nên khi thua cuộc, trẻ trách móc và đổ lỗi cho chính bản thân mình hoặc sẽ cạnh tranh không lành mạnh. "Con phải ngoan" là một câu nói tai hại. Nhiều người bố hay dạy con trai phải ngoan thì sẽ được cái này cái khác. Nhưng nếu “quá ngoan” thì cũng không có lợi vì đây chính là một chiếc rào chắn để con trai được làm những việc của con trai.“Đó không phải thể thao”: Chúng ta thường giả định rằng con trai thì sẽ chơi bóng đá, bóng rổ... hay ít nhất thì cũng muốn chơi. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng chơi những môn thể thao “thông thường” như vậy, vài đứa thích nhảy nhót, vài đứa khác lại thích trượt băng hay chỉ làm hoạt náo viên. Chúng ta cần tôn trọng sở thích của trẻ.“Con không thể vừa làm việc này vừa làm việc kia được”: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người đang chấp nhận sự lựa chọn của nhau hơn bao giờ hết. Những cầu thủ bóng đá dành nửa thời gian thi đấu và nửa thời gian kinh doanh trang phục thể thao. Nhưng đâu đó vẫn có người cho rằng điều đó thật điên rồ. Nói với các cậu bé rằng chúng không thể hoàn thành 2 vai trò cùng một lúc chính là các ông bố đã tự giới hạn khả năng của con mình.
“Hãy đàn ông lên nào”: Khi bị một đứa trẻ khác giễu cợt, bạn cần phải tỏ ra mình là đàn ông. Cũng như khi một gã đàn ông khác trêu chọc vợ mình, bạn cũng cần phải đàn ông lên và “khẳng định chủ quyền” ngay lập tức. Nhưng các ông bố không được nói với con trai câu này vì nó rất vô nghĩa. Có hàng tỉ cách để thể hiện sự nam tính, việc bảo một đứa trẻ phải đàn ông lên chẳng khác nào đè bẹp phản ứng và bản năng tự nhiên của chúng xuống.
“Con trai thì không được khóc”: Khóc là điều bình thường đối với một con người có cảm xúc, cởi mở và nhạy cảm. Người ta khóc khi xem khim, khi đọc sách, khi xúc động...Nhưng vẫn có những ông bố dạy con trai rằng con trai thì không được khóc vì điều đó thể hiện sự yếu đuối. Điều gì mới thực sự thể hiện sự yếu đuối khi mà tỉ lệ tự tử ở trẻ vị thành niên đang không hề giảm xuống, trong đó có rất nhiều trường hợp là do thiếu không gian an toàn để trẻ có thể thể hiện cảm xúc cá nhân. Ngay cả đàn ông trưởng thành khi nghe thấy câu này cũng sẽ cảm thấy lạc lõng và có thể có hành vi bạo lực.
“Con trai lúc nào cũng phải sẵn sàng chiến đấu’: Dạy trẻ những hành vi bạo lực là phương pháp giáo dục sai lầm không những làm trẻ dễ bị thương mỗi khi có va chạm mà còn gây ra những hậu quả nặng nề về cảm xúc và hành vi vì bạo lực trẻ em dẫn đến nghiện ngập, stress và phá hoại tài sản sau này.
“Chỉ cần thắng là được”: Khi bắt đầu chơi thể thao, các ông bố dạy con mình rằng phải tìm mọi cách để thắng và đặt mục tiêu này lên trên cả đạo đức và sự vui thích. Trẻ hiếm khi được khuyến khích rằng mặc dù đã thất bại nhưng trẻ đã cậu bé đã có thời gian rất vui vẻ. Vì vậy nên khi thua cuộc, trẻ trách móc và đổ lỗi cho chính bản thân mình hoặc sẽ cạnh tranh không lành mạnh.
"Con phải ngoan" là một câu nói tai hại. Nhiều người bố hay dạy con trai phải ngoan thì sẽ được cái này cái khác. Nhưng nếu “quá ngoan” thì cũng không có lợi vì đây chính là một chiếc rào chắn để con trai được làm những việc của con trai.
“Đó không phải thể thao”: Chúng ta thường giả định rằng con trai thì sẽ chơi bóng đá, bóng rổ... hay ít nhất thì cũng muốn chơi. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng chơi những môn thể thao “thông thường” như vậy, vài đứa thích nhảy nhót, vài đứa khác lại thích trượt băng hay chỉ làm hoạt náo viên. Chúng ta cần tôn trọng sở thích của trẻ.
“Con không thể vừa làm việc này vừa làm việc kia được”: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người đang chấp nhận sự lựa chọn của nhau hơn bao giờ hết. Những cầu thủ bóng đá dành nửa thời gian thi đấu và nửa thời gian kinh doanh trang phục thể thao. Nhưng đâu đó vẫn có người cho rằng điều đó thật điên rồ. Nói với các cậu bé rằng chúng không thể hoàn thành 2 vai trò cùng một lúc chính là các ông bố đã tự giới hạn khả năng của con mình.