Vết nứt ở khóe môi: Khi khóe môi của bạn bị nứt, bong vảy, nổi ban đỏ nhiều ngày không thuyên giảm, nó có thể là dấu hiệu của việc bị nhiễm trùng, kích ứng. Tốt nhất bạn nên đi thăm khám bác sĩ nhanh chóng khi thấy dấu hiệu trên đôi môi này.Viền đỏ quanh môi: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của chứng viêm da quanh môi thường xuất hiện ở người có thói quen liếm môi. Cách tốt nhất là hãy từ bỏ thói quen này và bôi kem dưỡng ẩm như Vaseline để làm dịu đồng thời bổ sung độ ẩm cho vùng da quanh môi.Nổi mụn: Những đốm mụn li ti trên môi có thể tự biến mất mà không cần bất cứ hình thức điều trị nào. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Herpes, cần sử dụng các loại thuốc nhằm giảm đau, giảm ngứa, kháng virus. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể xảy ra sau khi tiêm chất làm đầy vào môi.Môi khô và nứt nẻ: Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể thiếu nước hoặc thời tiết hanh khô. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng thêm các loại sáp, kem dưỡng môi và uống nhiều nước. Ngoài ra, nếu thấy các dấu hiệu lạ như ngứa, nóng rát… bạn không nên chủ quan.Nếp nhăn quanh nhân trung: Các thói quen xấu như hút thuốc, lạm dụng đồ uống chứa cồn, sử dụng ống hút… có thể là nguyên nhân góp phần làm vùng da quanh môi sớm hình thành nếp nhăn. Ngoài ra, cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi cũng là một trong những yếu tố làm da nhanh lão hóa.Đổi màu: Nếu môi chuyển màu xanh, tím tái… thường là dấu hiệu liên quan đến việc lưu thông oxy trong máu kém. Màu môi trắng, tái nhợt có thể là dấu hiệu của thiếu máu hoặc các vấn đề về đường huyết, thiếu vitamin.Môi sưng: Sưng, phù… là hiện tượng thường xảy ra khi môi bị dị ứng. Nếu tình trạng này diễn ra sau khi bạn sử dụng mỹ phẩm, hãy ngừng dùng các sản phẩm đó. Nếu môi ngày càng sưng to bất thường, mất cảm giác… hãy đến bệnh viện khám ngay.Môi nổi đốm đen: Bạn không nên chủ quan khi thấy các đốm nâu/đen xuất hiện nhiều trên môi, má, trán... Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu của tiền ung thư hoặc cho thấy chế độ ăn của bạn đang thừa sắt. Nếu thấy đốm đen trên môi, hãy đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. Ảnh: BS.
Video "Bí quyết làm đẹp của sao Việt". Nguồn: VTC.
Vết nứt ở khóe môi: Khi khóe môi của bạn bị nứt, bong vảy, nổi ban đỏ nhiều ngày không thuyên giảm, nó có thể là dấu hiệu của việc bị nhiễm trùng, kích ứng. Tốt nhất bạn nên đi thăm khám bác sĩ nhanh chóng khi thấy dấu hiệu trên đôi môi này.
Viền đỏ quanh môi: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của chứng viêm da quanh môi thường xuất hiện ở người có thói quen liếm môi. Cách tốt nhất là hãy từ bỏ thói quen này và bôi kem dưỡng ẩm như Vaseline để làm dịu đồng thời bổ sung độ ẩm cho vùng da quanh môi.
Nổi mụn: Những đốm mụn li ti trên môi có thể tự biến mất mà không cần bất cứ hình thức điều trị nào. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Herpes, cần sử dụng các loại thuốc nhằm giảm đau, giảm ngứa, kháng virus. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể xảy ra sau khi tiêm chất làm đầy vào môi.
Môi khô và nứt nẻ: Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể thiếu nước hoặc thời tiết hanh khô. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng thêm các loại sáp, kem dưỡng môi và uống nhiều nước. Ngoài ra, nếu thấy các dấu hiệu lạ như ngứa, nóng rát… bạn không nên chủ quan.
Nếp nhăn quanh nhân trung: Các thói quen xấu như hút thuốc, lạm dụng đồ uống chứa cồn, sử dụng ống hút… có thể là nguyên nhân góp phần làm vùng da quanh môi sớm hình thành nếp nhăn. Ngoài ra, cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi cũng là một trong những yếu tố làm da nhanh lão hóa.
Đổi màu: Nếu môi chuyển màu xanh, tím tái… thường là dấu hiệu liên quan đến việc lưu thông oxy trong máu kém. Màu môi trắng, tái nhợt có thể là dấu hiệu của thiếu máu hoặc các vấn đề về đường huyết, thiếu vitamin.
Môi sưng: Sưng, phù… là hiện tượng thường xảy ra khi môi bị dị ứng. Nếu tình trạng này diễn ra sau khi bạn sử dụng mỹ phẩm, hãy ngừng dùng các sản phẩm đó. Nếu môi ngày càng sưng to bất thường, mất cảm giác… hãy đến bệnh viện khám ngay.
Môi nổi đốm đen: Bạn không nên chủ quan khi thấy các đốm nâu/đen xuất hiện nhiều trên môi, má, trán... Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu của tiền ung thư hoặc cho thấy chế độ ăn của bạn đang thừa sắt. Nếu thấy đốm đen trên môi, hãy đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. Ảnh: BS.
Video "Bí quyết làm đẹp của sao Việt". Nguồn: VTC.