Theo các chuyên gia trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường có hai dạng. Dạng đầu tiên trẻ rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ với biểu hiện là chậm hiểu lời nói của người khác.Dạng thứ hai đó là rối loạn về phát âm, chậm nói, nói ngọng, nói lắp, nói sai ngữ pháp, cách nói bất thường…hoặc trẻ khó nói những từ, những câu thông thường.Điều đáng nói hơn cả là để phát hiện sớm trẻ bị rối loạn ngôn ngữ rất khó vì trẻ thường không có biểu hiện rõ rệt nào.Nếu thấy trẻ tỏ ra không lắng nghe khi bạn hay ai đó nói chuyện với chúng thì có thể là một dấu hiệu cảnh báo con có vấn đề về ngôn ngữ.Ngoài ra, nếu bạn thấy con có biểu hiện không quan tâm khi có người đọc sách cho mình nghe, không hiểu những câu nói phức tạp cũng có thể là một dấu hiệu.Nếu khả năng nghe và nói của trẻ đều kém so với các bạn cùng lứa tuổi bạn cũng nên theo dõi vì có thể đây cũng dấu hiệu cảnh báo bé rối loạn ngôn ngữ.Bên cạnh những cách nhận biết trên, bạn có thể theo dõi tình trạng ngôn ngữ của con mình theo độ tuổi của bé để phát hiện ra những bất thường nếu có.Từ lúc sinh đến 6 tháng tuổi nếu bé không phản ứng với tiếng động kiểm tra và xác định lại vấn đề bé gặp phải.Bé 18 tháng tuổi nếu sự phát triển ngôn ngữ của bé có dấu hiệu ngưng đột ngột hoặc bị thoái lui thay vì tiến bộ hơn cũng cần kiểm tra sớm.Bé 2 tuổi nếu chỉ nói được “ba, mẹ”, và chỉ hiểu được vài từ khác, chưa biết phối hợp 2 từ hoặc nói câu ngắn cũng phải đi kiểm tra.Bé 4 tuổi nhưng không biết cách hoàn thành một câu hoàn chỉnh gồm 3 từ trở lên, thường xuyên lẫn lộn khi sử dụng các đại từ nhân xưng cũng phải đi khám kiểm tra và chữa trị sớm. Nguồn ảnh: Pinterest, WebMD.
Theo các chuyên gia trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường có hai dạng. Dạng đầu tiên trẻ rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ với biểu hiện là chậm hiểu lời nói của người khác.
Dạng thứ hai đó là rối loạn về phát âm, chậm nói, nói ngọng, nói lắp, nói sai ngữ pháp, cách nói bất thường…hoặc trẻ khó nói những từ, những câu thông thường.
Điều đáng nói hơn cả là để phát hiện sớm trẻ bị rối loạn ngôn ngữ rất khó vì trẻ thường không có biểu hiện rõ rệt nào.
Nếu thấy trẻ tỏ ra không lắng nghe khi bạn hay ai đó nói chuyện với chúng thì có thể là một dấu hiệu cảnh báo con có vấn đề về ngôn ngữ.
Ngoài ra, nếu bạn thấy con có biểu hiện không quan tâm khi có người đọc sách cho mình nghe, không hiểu những câu nói phức tạp cũng có thể là một dấu hiệu.
Nếu khả năng nghe và nói của trẻ đều kém so với các bạn cùng lứa tuổi bạn cũng nên theo dõi vì có thể đây cũng dấu hiệu cảnh báo bé rối loạn ngôn ngữ.
Bên cạnh những cách nhận biết trên, bạn có thể theo dõi tình trạng ngôn ngữ của con mình theo độ tuổi của bé để phát hiện ra những bất thường nếu có.
Từ lúc sinh đến 6 tháng tuổi nếu bé không phản ứng với tiếng động kiểm tra và xác định lại vấn đề bé gặp phải.
Bé 18 tháng tuổi nếu sự phát triển ngôn ngữ của bé có dấu hiệu ngưng đột ngột hoặc bị thoái lui thay vì tiến bộ hơn cũng cần kiểm tra sớm.
Bé 2 tuổi nếu chỉ nói được “ba, mẹ”, và chỉ hiểu được vài từ khác, chưa biết phối hợp 2 từ hoặc nói câu ngắn cũng phải đi kiểm tra.
Bé 4 tuổi nhưng không biết cách hoàn thành một câu hoàn chỉnh gồm 3 từ trở lên, thường xuyên lẫn lộn khi sử dụng các đại từ nhân xưng cũng phải đi khám kiểm tra và chữa trị sớm. Nguồn ảnh: Pinterest, WebMD.