Đậu đen còn được gọi là đậu rùa vì bề ngoài cứng như mai. Đậu đen chứa lượng lớn carbohydrat, protein, proanthocyanidins, vitamin B, chất xơ và các khoáng chất như canxi, sắt, magie, phốt pho, mangan, đồng, kali, kẽm... Khi đi vào cơ thể, đậu đen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe dưới đây. (Ảnh minh họa)Cung cấp năng lượng. Phân tích thành phần dinh dưỡng, các nhà khoa học nhận thấy đậu đen có chứa chất bột đường, đạm và chất béo. Những chất này góp phần bổ sung năng lượng cho cơ thể rất hữu hiệu.Duy trì sức khỏe xương. Như phân tích ở trên, đậu đen có chứa phốt pho, sắt, canxi, magie, mangan, đồng và kẽm. Những chất này đều góp phần xây dựng và duy trì cấu trúc, sức mạnh của xương. Cụ thể, thành phần hợp chất canxi và phốt pho rất quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của xương cũng như độ đàn hồi của xương và khớp.Tăng cường trao đổi chất. Đậu đen chứa nhiều chất xơ, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất; đại tiện dễ dàng, loại bỏ táo bón và tăng cường sức khỏe đường ruột.Ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng của đậu đen rất đa dạng. Do vậy, ăn lượng phù hợp mỗi ngày sẽ ngăn ngừa tình trạng cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.Đẹp da. Đậu đen có chứa thành phần vitamin B, oryzanol và nhiều yếu tố vi lượng khác. Khi đi vào cơ thể, những chất này giúp da ngày càng mịn màng. Đặc biệt, đậu đen chứa khoảng 10 loại axit amin ảnh hưởng tích cực đến quá trình sản sinh collagen, giúp cho làn da trở nên đàn hồi, săn chắc hơn.Đậu đen tốt nhưng không phải ăn bao nhiêu cũng được. Nguyên nhân bởi loại hạt này chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, đậu đen còn chứa nhiều cacbohydrat, ăn lượng lớn có thể gây tăng cân. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn 50g để nhận lợi ích sức khỏe tối đa, cân bằng các loại thức ăn khác.Khi mới ăn, không nên dùng nhiều ngay lần đầu. Đậu đen chứa thành phần oligosaccharides thuộc nhóm đường phức tạp mà cơ thể không thể tiêu hóa được vì thiếu enzym alpha-galactosidase cần thiết. Do đó, khi ăn đậu đen, một số người có thể đầy hơi và khó chịu ở ruột. Để ngăn ngừa, bạn nên ăn lượng nhỏ rồi tăng dần ở những lần sau. Hoặc bạn có thể ngâm đậu trong nước để loại bỏ bớt thành phần trên.Đậu đen có thể chế biến theo nhiều cách nhưng tốt nhất nên làm chín ở nhiệt độ thấp như hấp, hầm, tránh rang, chiên ở nhiệt độ cao gây thất thoát dinh dưỡng, sinh chất độc hại.Khi nấu cháo, bạn có thể thêm gạo lứt, bột yến mạch để tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần tránh bổ sung thực phẩm, gia vị có tính kiềm bởi chúng có thể làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt vitamin B. Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. (Nguồn video: Hanoitv)
Đậu đen còn được gọi là đậu rùa vì bề ngoài cứng như mai. Đậu đen chứa lượng lớn carbohydrat, protein, proanthocyanidins, vitamin B, chất xơ và các khoáng chất như canxi, sắt, magie, phốt pho, mangan, đồng, kali, kẽm... Khi đi vào cơ thể, đậu đen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe dưới đây. (Ảnh minh họa)
Cung cấp năng lượng. Phân tích thành phần dinh dưỡng, các nhà khoa học nhận thấy đậu đen có chứa chất bột đường, đạm và chất béo. Những chất này góp phần bổ sung năng lượng cho cơ thể rất hữu hiệu.
Duy trì sức khỏe xương. Như phân tích ở trên, đậu đen có chứa phốt pho, sắt, canxi, magie, mangan, đồng và kẽm. Những chất này đều góp phần xây dựng và duy trì cấu trúc, sức mạnh của xương. Cụ thể, thành phần hợp chất canxi và phốt pho rất quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của xương cũng như độ đàn hồi của xương và khớp.
Tăng cường trao đổi chất. Đậu đen chứa nhiều chất xơ, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất; đại tiện dễ dàng, loại bỏ táo bón và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng của đậu đen rất đa dạng. Do vậy, ăn lượng phù hợp mỗi ngày sẽ ngăn ngừa tình trạng cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.
Đẹp da. Đậu đen có chứa thành phần vitamin B, oryzanol và nhiều yếu tố vi lượng khác. Khi đi vào cơ thể, những chất này giúp da ngày càng mịn màng. Đặc biệt, đậu đen chứa khoảng 10 loại axit amin ảnh hưởng tích cực đến quá trình sản sinh collagen, giúp cho làn da trở nên đàn hồi, săn chắc hơn.
Đậu đen tốt nhưng không phải ăn bao nhiêu cũng được. Nguyên nhân bởi loại hạt này chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, đậu đen còn chứa nhiều cacbohydrat, ăn lượng lớn có thể gây tăng cân. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn 50g để nhận lợi ích sức khỏe tối đa, cân bằng các loại thức ăn khác.
Khi mới ăn, không nên dùng nhiều ngay lần đầu. Đậu đen chứa thành phần oligosaccharides thuộc nhóm đường phức tạp mà cơ thể không thể tiêu hóa được vì thiếu enzym alpha-galactosidase cần thiết. Do đó, khi ăn đậu đen, một số người có thể đầy hơi và khó chịu ở ruột. Để ngăn ngừa, bạn nên ăn lượng nhỏ rồi tăng dần ở những lần sau. Hoặc bạn có thể ngâm đậu trong nước để loại bỏ bớt thành phần trên.
Đậu đen có thể chế biến theo nhiều cách nhưng tốt nhất nên làm chín ở nhiệt độ thấp như hấp, hầm, tránh rang, chiên ở nhiệt độ cao gây thất thoát dinh dưỡng, sinh chất độc hại.
Khi nấu cháo, bạn có thể thêm gạo lứt, bột yến mạch để tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần tránh bổ sung thực phẩm, gia vị có tính kiềm bởi chúng có thể làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt vitamin B.
Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. (Nguồn video: Hanoitv)