Trong 10 loại ung thư phổ biến thường gặp tại Việt Nam, ung thư phổi "được" xếp thứ nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.. Ung thư phổi được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, nó cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm. Bệnh xuất phát từ các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Những tế bào này có tốc độ phát triển tương đối nhanh cho nên hướng điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào đặc tính của tế bào cũng như tốc độ di căn của bệnh.
Theo các chuyên gia, không khó để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi, chỉ cần bạn tinh ý để mắt đến những cơn đau ở 3 vị trí này. Nếu thấy mình có thì phải đi khám ngay lập tức:
1. Đau vai
Các tế bào ung thư phổi không bắt buộc là phải cố định trong phổi, nó có thể lan rộng đi khắp các cơ quan khác trong cơ thể. Khi lan đến vai, dần dần chúng sẽ xâm chiếm các tế bào thần kinh và gây ra đau đớn. Đồng thời, các tế bào ung thư lan đến vai sẽ còn lan rộng hơn nữa theo đường máu. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì hậu quả sẽ khôn lường!
|
Nếu bạn không thể lý giải được cơn đau vai thì ắt hẳn, đó là tín hiệu của ung thư phổi. |
Bởi vậy khi phát hiện một cơn đau vai bất thường, không thể giải thích được nguyên nhân rõ ràng thì phải đến viện càng sớm càng tốt. Để càng lâu lại càng khó cứu chữa.
2. Đau ngực
Nhiều dữ liệu lâm sàng đã cho thấy trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi, cứ 1 trong 4 người sẽ có những cơn đau nhói ở ngực. Cơn đau này được xuất phát từ sự kích thích ở khoang ngực hoặc màng phổi trong quá trình tăng sinh tế bào ung thư.
Bạn phải cẩn trọng hơn nếu ngực đã đau mà còn kèm cả ho ra máu, tụt cân trông thấy thì ung thư phổi đang ở giai đoạn nguy hiểm rồi. Tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn kỹ hơn.
3. Đau hông
Hầu hết các nhánh khối u ác tính của ung thư phổi được sản xuất từ đầu phổi, bởi ở đây có nhiều dây thần kinh được phân bố. Khi các tế bào ung thư dần lan rộng và nén đến dây thần kinh ở hông, nó sẽ tạo nên các cơn đau nhói như một phản ứng của cơ thể. Và cơn đau hông này sẽ lên đến đỉnh điểm vào buổi tối, có thể khiến bạn đau nhức đến nỗi không ngủ được.
Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào cho hợp lý và an toàn?
Theo số liệu năm 2012 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu và có tỷ lệ tử vong cao nhất. Nó chiếm đến 13% trong các loại ung thư với tỷ lệ tử vong cao gấp đôi. Tuy nhiên bạn có thể bảo vệ lá phổi khỏe mạnh nếu tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh dưới đây:
- Bỏ hút thuốc lá
- Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
- Tránh xa các loại khí độc
- Hạn chế uống rượu bia
- Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
- Có thói quen sinh hoạt lành mạnh.