Bé gái Nguyễn Hà An, đã được xuất viện khỏe mạnh, tự thở, tự bú bình, nặng 1,2kg sau 2 tháng nuôi dưỡng tích cực tại khoa.
Dù phải bơm thuốc nở giãn phổi hai lần, ống nội khí quản thở máy liên tục bị tắc…do bé quá bé và có đờm xong sau 2 tháng điều trị tích cực, Khoa nhi BV Bạch Mai đã cứu sống kỳ diệu bé Nguyễn Hà An, nặng 650g, thai 28 tuần.
Ngày 7/2, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, bé gái Nguyễn Hà An, đã được xuất viện khỏe mạnh, tự thở, tự bú bình, nặng 1,2kg sau 2 tháng nuôi dưỡng tích cực tại khoa.
Theo đó, đang mang thai bé ở tuần thứ 25 thì mẹ Nguyễn Thị Kha (43 tuổi) mẹ bé có dấu hiệu tiền sản giật, bị tăng huyết áp và phải vào viện C điều trị trong 5 ngày nhưng huyết áp vẫn tiếp tục tăng lên. Sau đó, chị Kha được chuyển tới viện Tim mạch, điều trị 1 tuần nhưng huyết áp vẫn tăng cao và được chuyển sang khoa Sản (BV Bạch Mai) theo dõi. Ngày 22/11/2011, huyết áp sản phụ tăng vọt 190, rất nguy hiểm đến tính mạng thai phụ và thai nhi nên dù thai mới 28 tuần tuổi, các bác sĩ tim mạch – sản – nhi đã quyết định phẫu thuật bắt thai.
|
Bé gái Nguyễn Hà An |
Khi mổ, các bac sĩ khoa Nhi phải đợi ngay ở ngoài phòng mổ để đón em bé vì một trẻ sơ sinh mới 28 tuần tuổi khó có khả năng tự thở, nếu không cấp cứu kịp thời trong 5 phút đầu, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, thậm chí tử vong. Bé sinh ra nặng 650g đã được chuyển ngay đến khoa Nhi thở máy và ấp lồng kính.
PGSTS Dũng biết, cuộc giành giật sự sống cho bé vô cùng cam go. Thông thường, với trẻ đẻ non chỉ cần bơm thuốc giãn phổi một lần nhưng do bé quá non nớt, phổi chưa phát triển nên cũng phải bơm tới hai lần. Điều này cũng khiến nguy cơ tử vong cao vì càng bơm thì nguy cơ tử vong càng cao (vì chứng tỏ bệnh nặng) nhưng với bé sơ sinh này, nếu không bơm, phổi không nở, bé không thở được. Ngoài ra, việc đặt ống nội khí quản thở máy, bơm thuốc giãn nở phổi đều rất khó. Hơn nữa, bé xuất tiết đờm kém, có đờm không ho ra được nên ống nội khí quản liên tục bị tắc, có ngày phải thay hai lần. Đặc biệt, việc duy trì thở máy vô cùng khó khăn bởi cái khó của việc thở máy là phải giữ được nồng độ oxy thấp (luôn trong tình trạng đói oxy và khí các bonnic hơi thừa một chút để giúp vừa đủ oxy, đủ máu nuôi dưỡng các cơ quan của cơ thể, vừa giúp phòng ngừa bệnh lý võng mạc trẻ đẻ non). Duy trì suốt tình trạng thở máy này trong hơn 1 tháng là vô cùng khó khăn bởi để đảm bảo đạt mục đích hơi thiếu oxy, thừa khí carbonite thì phải liên tục lấy đủ lượng máu để xét nghiệm trong khi cơ thể của bé quá nhỏ không thể lấy nhiều. Vì vậy, việc cứu sống bé là một thành công lớn, với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
Sau hơn 2 tháng được theo dõi điều trị tích cực, bé được 1,2 kg về với gia đình trong tình trạng có phản xạ tốt, bú tốt, không bị di chứng của trẻ sinh non.
N.Hà