Theo Bộ Y tế, qua thông số dữ liệu thu thập được, phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh thể nặng cao hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai. Thêm vào đó, các nghiên cứu gần đây về COVID-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh SARS-CoV-2 và MERS-CoV cũng cho thấy, về phía thai nhi, không có mối liên quan giữa COVID-19 và các dị tật bẩm sinh.Tuy vậy, cũng có những mối liên quan rõ ràng giữa việc phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 sẽ tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, tử vong chu sinh. Vậy ảnh hưởng cụ thể của COVID-19 đến trẻ sơ sinh như thế nào? Có nguy hiểm không?Qua nghiên cứu tổng hợp từ các báo cáo khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới với 7500 trẻ em trong đó có 25 trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 cho thấy đa phần trẻ có triệu chứng vừa và nhẹ, khoảng 2% trẻ cần nhập vào đơn vị hồi sức tích cực và tỉ lệ tử vong là 0,08%. Một nghiên cứu tổng hợp khác trích xuất dữ liệu từ 74 báo cáo trên 176 trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2, có 5,1% trẻ cần hồi sức sau sinh, 38% trẻ được nhập vào đơn vị Hồi sức tích cực.Tuy vậy, phần lớn những trẻ này bị cách ly theo quy trình mà không phải do bệnh nguy kịch cần chăm sóc tích cực. Thời gian trung bình nằm tại đơn vị hồi sức là 8 ngày. Không có tử vong nào được báo cáo là do COVID-19. Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 cũng có thể có các triệu chứng tương tự như người lớn như sốt, li bì, ho, thở nhanh, thở gắng sức, ngưng thở, nôn, tiêu chảy. Ngoài ra các bé sẽ mệt mỏi rã rời, không chịu bú mẹ.Đi kèm với đó, trẻ sơ sinh mắc COVID-19 sẽ xuất hiện một số triệu chứng rất khó phân biệt với các bệnh lý thường gặp như chậm hấp thu dịch phế nang, bệnh màng trong và nhiễm trùng sơ sinh. Chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh sớm gồm da kề da và bú sữa mẹ được chứng minh là giảm tỷ lệ hạ thân nhiệt, hạ đường máu, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, giảm sang chấn tâm lý, giảm tử vong và bệnh tật cho mẹ và trẻ.Bên cạnh đó, chưa có bất cứ bằng chứng khoa học cho thấy việc cách ly mẹ con làm giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ sơ sinh. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là vẫn tiếp tục duy trì cái ôm đầu tiên ngay sau sinh, chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và bú mẹ hoàn toàn giúp giảm biến chứng bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và trẻ em.Trong suốt thời gian sau đó, cần quan sát chặt chẽ tình trạng của trẻ, nếu xuất hiện hiện tượng bất thường nào phải lập tức báo cho nhân viên y tế để kịp thời xử trí. Ngoài ra, người nhà phải đeo khẩu trang, sát khuẩn bằng dung dịch rửa tay nhanh và tới khu vực cách ly, giữ khoảng cách tối thiểu là 2 mét giữa các người bệnh, hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế.Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về điều trị dọa sảy thai, dọa đẻ non, cần căn cứ vào tình trạng của thai phụ, thai nhi và nên hội chẩn với các chuyên khoa truyền nhiễm/hồi sức/sơ sinh. Thai phụ mắc COVID-19 có thể sử dụng Corticosteroid theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Sử dụng Corticosteroid cho mục đích trưởng thành phổi: Dexamethasone 6mg tiêm tĩnh mạch 12 giờ/lần trong vòng 48 giờ (04 liều).Đối với những trường hợp mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ ở mức độ nhẹ thì cần điều trị theo hướng: nếu tuổi thai từ 39 tuần trở lên - xem xét chỉ định chấm dứt thai kỳ; Nếu tuổi thai 37 tuần - 38 tuần 7 ngày mà không có chỉ định sản khoa khác - xem xét theo dõi thai thường quy cho đến 14 ngày kể từ khi thai phụ có xét nghiệm COVID-19 dương tính hoặc 07 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng hoặc 03 ngày kể từ khi có sự cải thiện các triệu chứng.Đối với những trường hợp mắc COVID-19 nặng hoặc tiên lượng diễn tiến nặng/nguy kịch trong vòng 24 giờ: trường hợp không thở máy, nếu tình trạng mẹ diễn tiến xấu dần, thì cân nhắc chấm dứt thai kỳ khi thai lơn hơn 32 tuần bằng cách khởi phát chuyển dạ, theo dõi sinh đường dưới hoặc mổ lấy thai.Trường hợp có thở máy: nếu thai lớn hơn 32 tuần thì xem xét chỉ định mổ lấy thai; Nếu thai từ 32 tuần trở xuống và có khả năng sống, được chỉ định sinh thì nên trì hoãn trong trường hợp tình trạng của mẹ ổn định hoặc có cải thiện; nếu trường hợp tình trạng mẹ diễn tiến xấu hơn thì mổ lấy thai.Bộ Y tế lưu ý, cần cân nhắc chỉ định mổ lấy thai khi tuổi thai dưới 30 tuần; cân nhắc đến việc chấm dứt thai kỳ trong trường hợp sản phụ mắc COVID-19 thể nặng, ảnh hưởng nặng đến chức năng hô hấp sau khi hội chẩn giữa chuyên khoa sản, chuyên khoa hồi sức, gây mê hồi sức, sơ sinh.Mời quý độc giả xem video: Những ai được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam.
Theo Bộ Y tế, qua thông số dữ liệu thu thập được, phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh thể nặng cao hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai. Thêm vào đó, các nghiên cứu gần đây về COVID-19 cũng như những nghiên cứu trước đây về bệnh SARS-CoV-2 và MERS-CoV cũng cho thấy, về phía thai nhi, không có mối liên quan giữa COVID-19 và các dị tật bẩm sinh.
Tuy vậy, cũng có những mối liên quan rõ ràng giữa việc phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 sẽ tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, tử vong chu sinh. Vậy ảnh hưởng cụ thể của COVID-19 đến trẻ sơ sinh như thế nào? Có nguy hiểm không?
Qua nghiên cứu tổng hợp từ các báo cáo khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới với 7500 trẻ em trong đó có 25 trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 cho thấy đa phần trẻ có triệu chứng vừa và nhẹ, khoảng 2% trẻ cần nhập vào đơn vị hồi sức tích cực và tỉ lệ tử vong là 0,08%. Một nghiên cứu tổng hợp khác trích xuất dữ liệu từ 74 báo cáo trên 176 trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2, có 5,1% trẻ cần hồi sức sau sinh, 38% trẻ được nhập vào đơn vị Hồi sức tích cực.
Tuy vậy, phần lớn những trẻ này bị cách ly theo quy trình mà không phải do bệnh nguy kịch cần chăm sóc tích cực. Thời gian trung bình nằm tại đơn vị hồi sức là 8 ngày. Không có tử vong nào được báo cáo là do COVID-19. Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 cũng có thể có các triệu chứng tương tự như người lớn như sốt, li bì, ho, thở nhanh, thở gắng sức, ngưng thở, nôn, tiêu chảy. Ngoài ra các bé sẽ mệt mỏi rã rời, không chịu bú mẹ.
Đi kèm với đó, trẻ sơ sinh mắc COVID-19 sẽ xuất hiện một số triệu chứng rất khó phân biệt với các bệnh lý thường gặp như chậm hấp thu dịch phế nang, bệnh màng trong và nhiễm trùng sơ sinh. Chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh sớm gồm da kề da và bú sữa mẹ được chứng minh là giảm tỷ lệ hạ thân nhiệt, hạ đường máu, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, giảm sang chấn tâm lý, giảm tử vong và bệnh tật cho mẹ và trẻ.
Bên cạnh đó, chưa có bất cứ bằng chứng khoa học cho thấy việc cách ly mẹ con làm giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ sơ sinh. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là vẫn tiếp tục duy trì cái ôm đầu tiên ngay sau sinh, chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và bú mẹ hoàn toàn giúp giảm biến chứng bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và trẻ em.
Trong suốt thời gian sau đó, cần quan sát chặt chẽ tình trạng của trẻ, nếu xuất hiện hiện tượng bất thường nào phải lập tức báo cho nhân viên y tế để kịp thời xử trí. Ngoài ra, người nhà phải đeo khẩu trang, sát khuẩn bằng dung dịch rửa tay nhanh và tới khu vực cách ly, giữ khoảng cách tối thiểu là 2 mét giữa các người bệnh, hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về điều trị dọa sảy thai, dọa đẻ non, cần căn cứ vào tình trạng của thai phụ, thai nhi và nên hội chẩn với các chuyên khoa truyền nhiễm/hồi sức/sơ sinh. Thai phụ mắc COVID-19 có thể sử dụng Corticosteroid theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Sử dụng Corticosteroid cho mục đích trưởng thành phổi: Dexamethasone 6mg tiêm tĩnh mạch 12 giờ/lần trong vòng 48 giờ (04 liều).
Đối với những trường hợp mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ ở mức độ nhẹ thì cần điều trị theo hướng: nếu tuổi thai từ 39 tuần trở lên - xem xét chỉ định chấm dứt thai kỳ; Nếu tuổi thai 37 tuần - 38 tuần 7 ngày mà không có chỉ định sản khoa khác - xem xét theo dõi thai thường quy cho đến 14 ngày kể từ khi thai phụ có xét nghiệm COVID-19 dương tính hoặc 07 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng hoặc 03 ngày kể từ khi có sự cải thiện các triệu chứng.
Đối với những trường hợp mắc COVID-19 nặng hoặc tiên lượng diễn tiến nặng/nguy kịch trong vòng 24 giờ: trường hợp không thở máy, nếu tình trạng mẹ diễn tiến xấu dần, thì cân nhắc chấm dứt thai kỳ khi thai lơn hơn 32 tuần bằng cách khởi phát chuyển dạ, theo dõi sinh đường dưới hoặc mổ lấy thai.
Trường hợp có thở máy: nếu thai lớn hơn 32 tuần thì xem xét chỉ định mổ lấy thai; Nếu thai từ 32 tuần trở xuống và có khả năng sống, được chỉ định sinh thì nên trì hoãn trong trường hợp tình trạng của mẹ ổn định hoặc có cải thiện; nếu trường hợp tình trạng mẹ diễn tiến xấu hơn thì mổ lấy thai.
Bộ Y tế lưu ý, cần cân nhắc chỉ định mổ lấy thai khi tuổi thai dưới 30 tuần; cân nhắc đến việc chấm dứt thai kỳ trong trường hợp sản phụ mắc COVID-19 thể nặng, ảnh hưởng nặng đến chức năng hô hấp sau khi hội chẩn giữa chuyên khoa sản, chuyên khoa hồi sức, gây mê hồi sức, sơ sinh.