Người phụ nữ trong câu chuyện này là con gái độc nhất của một gia đình khá giả. Vì vậy từ nhỏ tới lớn cô luôn được cha mẹ vô cùng cưng chiều.
Sau khi lên đại học, cô đã nhận lời tỏ tình của người bạn cùng lớp. Anh cũng chính là người sau này đã trở thành chồng của cô. Sự thực là ấn tượng ban đầu của người phụ nữ về cậu bạn ăn mặc quê mùa ấy không mấy tốt đẹ, nhưng lâu dần, sự chân thành, ân cần và kiên trì của anh đã khiến cô cảm động.
Sau khi tốt nghiệp đại học, cô đưa bạn trai tới ra mắt gia đình và đặt vấn đề về việc kết hôn nhưng lại bị người nhà phản đối.
Nguyên nhân là bởi bố mẹ cô không hài lòng về xuất thân nông thôn của anh, sợ rằng con gái gả đi xa sẽ phải chịu khổ.
Kết quả là sau nửa tháng chiến tranh lạnh với con gái, bố mẹ cô rốt cuộc đã phải thỏa hiệp, đồng ý cho họ kết hôn nhưng với điều kiện chàng trai kia phải ở rể. May mắn là trước yêu cầu này, bạn trai cô nhanh chóng chấp nhận. Sau đó họ đã thuận lợi kết hôn với nhau và chuyển về sống tại một căn nhà trong thành phố do bố mẹ vợ chuẩn bị.
Do con rể biết điều lại hiếu thuận, mối quan hệ của anh với gia đình nhà vợ càng lúc càng trở nên tốt đẹp.
Thế nhưng có một điều kỳ lạ là từ khi cưới nhau, người chồng rất hiếm khi về quê thăm bố mẹ ruột của mình. Thậm chí mỗi khi vợ nhắc tới chuyện này, anh chỉ nói rằng không qua thời gian rồi gạt đi.
Vài tháng sau khi cưới, người phụ nữ đã nhanh chóng có tin vui. 9 tháng sau đó, cô đã hạ sinh một bé trai kháu khỉnh trong niềm hân hoan của hai bên gia đình.
Trong thời gian con dâu ở cữ, mẹ chồng đã đề nghị lên ở với gia đình họ để dễ bề chăm sóc cô. Tuy chưa có dịp tiếp xúc nhiều, nhưng trong ấn tượng của người phụ nữ, mẹ chồng cô là một người hiền lành, chân chất, vì vậy cô đã nhanh chóng đồng ý.
Từ sau khi mẹ chồng đến ở cùng, mọi việc trong nhà đều do một tay bà lo liệu chu toàn. Con dâu cũng được bà chăm sóc ân cần và yêu thương chẳng khác gì con đẻ.
Thế nhưng điều khiến người phụ nữ khó hiểu nằm ở chỗ, mẹ chồng chưa bao giờ ngồi ăn cơm chung bàn với gia đình họ.
Bà thường lấy lý do bế cháu hoặc bận rộn việc này việc kia để ở lại trong bếp và né tránh việc ngồi ăn chung. Dù đã thử gặng hỏi mẹ nhiều lần, nhưng người phụ nữ vẫn không tìm được đáp án.
Cho tới một ngày nọ, khi vào trong bếp mời mẹ ra ăn cơm, cô đã không khỏi đau lòng khi phát hiện ra bà đang ngồi ở một góc bếp và âm thầm ăn cơm một mình.
Sau khi nhìn thấy cảnh này, cô đã nhanh chóng mời mẹ ra ngoài bàn ngồi ăn cơm. Thế nhưng người chồng khi ấy lại tỏ vẻ khó chịu và nói:
"Mẹ anh là người nhà quê nên trên người có mùi hôi, anh lo mẹ sẽ làm ảnh hưởng tới bữa ăn của cả nhà nên mới bảo mẹ ăn trong bếp".
Những lời nói ấy của chồng khiến người phụ nữ vô cùng phẫn nộ. Cô cũng không khỏi hoài nghi, phải chăng hình tượng hiếu thảo với cha mẹ mà anh biểu hiện trước mặt gia đình mình bấy lâu dường như đều không phải là thật?
Sau đó, người phụ nữ đã nắm lấy tay mẹ chồng, dìu bà ra bàn ăn và lạnh giọng nói với chồng: "Nếu sau này mẹ không ngồi ăn cùng mọi người thì em và anh tốt nhất cũng ly dị luôn đi".
Nhớ lại sự ân cần và chăm lo mà mẹ chồng đã dành cho mình, người phụ nữ lại càng thêm xót xa. Cô nghĩ rằng, có lẽ ở nơi quê nhà, bà cũng đã phải chịu không ít tủi hổ trong suốt từng ấy năm vì quan niệm trọng nam khinh nữ đã thâm căn cố đế ở nơi đó.
Cuối cùng, người phụ nữ đã thầm hạ quyết tâm sẽ không để mẹ chồng chịu bất kỳ bất công hay ấm ức nào trong khoảng thời gian sống chung với mình nữa.