"Đó là trường hợp đầu tiên trên thế giới", bác sĩ Hung trả lời phỏng vấn trên báo Liberty Times Trung Quốc.
Tuy nhiên, Liu thật may mắn khi được bắt đầu điều trị y tế ngay ở giai đoạn đầu. Sau một thời gian, thị lực của Liu đã hồi phục hoàn toàn.
Được biết, Liu đã dành hơn 10 giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại thông minh. Không chỉ thế, trong suốt kỳ nghỉ hè, Liu thường xuyên thức đêm nghịch điện thoại đến sáng.
|
Cô gái trẻ bị mù màu vì sử dụng điện thoại hơn 10 tiếng mỗi ngày (Ảnh minh họa) |
Liu bắt đầu nhận ra mắt mình có vấn đề sau khi cô không thể phân biệt được tín hiệu đèn giao thông và suýt bị tai nạn khi băng qua đường. Một mối quan tâm khác là Liu dần mất khả năng nhìn trong bóng tối.
Liu chia sẻ: "Tôi không biết đèn có màu đỏ. Một người họ hàng đã kéo tôi lại khi tôi định băng qua đường, hỏi tôi tại sao tôi lại liều lĩnh như thế”.
Sau khi điều trị, bác sĩ Hung Chi-ting khuyên Liu nên sử dụng điện thoại ít hơn 5 giờ mỗi ngày và cho mắt nghỉ ngơi 10 phút sau 30 phút sử dụng.
Mù màu còn được gọi là bệnh rối loạn sắc giác, tình trạng mắt không có khả năng phân biệt được màu sắc của vật như màu đỏ, màu xanh lá, xanh biển hoặc khi pha trộn giữa các màu này với nhau.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mù màu.
Rối loạn di truyền: mù màu do bẩm sinh
Do biến chứng của một số thuốc: một số loại thuốc có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc của mắt như thuốc tim mạch, huyết áp, rối loạn cương dương, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh…
Biến chứng của bệnh tiểu đường, tim mạch, tăng nhãn áp, Alzheimer, parkinson, bạch cầu và thiếu máu hồng cầu.
Tình trạng lão hóa: thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm dần khi độ tuổi tăng.