Chuyện ít biết về thế giới “xuân dược” thời cổ đại

Google News

Như đã nói, nam giới vẫn luôn mang mối lo tiềm ẩn về tính dục trước nữ giới, luôn sợ bị xem là “kẻ yếu”. Vấn đề này từ xưa đã có và nay càng khốc liệt. 

Rất nhiều bậc “tu mi nam tử” đã phải khóc thầm vì không thể thỏa mãn nhu cầu tình dục của thê thiếp hoặc tình nhân. Đã sợ thì phải làm sao?
“Chân tướng” của xuân dược
Trong thế giới động vật chúng ta thường thấy một con đực cường tráng, mạnh mẽ cai quản cả đàn, đồng thời nó cũng độc chiếm những con cái trong đàn để phối ngẫu.
Con người tiến hóa từ động vật, những hình ảnh xa xưa vẫn còn lưu giữ lâu dài trong ký ức nhân loại. Vì vậy, trong xã hội cổ đại, khả năng tính dục là tượng trưng cho sức mạnh và địa vị của nam giới. Chư hầu phải có “1 vợ, 9 hầu nữ”, thiên tử phải có “ 3 cung, 9 phi, 27 thế phụ, 81 ngự thê”( theo Lễ ký - Hôn nghi), ngoài ra còn tùy ý mua, cho, tặng.
Điều mâu thuẫn lớn nhất: Nam giới biểu hiện năng lực tính dục, lấy đó làm vinh dự, nhưng đồng thời vẫn luôn ôm một nỗi lo sợ thâm sâu khi “đối diện” với khả năng tính dục của nữ giới.
Nỗi lo sợ này mang tính phổ quát trên toàn thế giới. Trong rất nhiều truyền thuyết và tác phẩm cổ xưa, nữ giới bị miêu tả là dâm đãng, không bao giờ thỏa mãn dục tính. Những người theo chủ nghĩa cấm dục căn cứ vào đó tiến thêm một bước nhấn mạnh “tính tất yếu của cấm dục”, vì nam giới vĩnh viễn không thể nào thỏa mãn nữ giới vốn có “tính dục tà ác không giới hạn”, đại biểu cho phe này là những người theo chủ nghĩa cấm dục của giáo hội trung cổ châu Âu.
Nhưng những người theo phe chủ trương thỏa mãn tình dục thì lại căn cứ vào đó mà nhấn mạnh “tính tất yếu của việc phát triển kỹ năng nam tính” thông qua dược liệu hoặc những phương pháp đặc dị, đại biểu cho phe này là những người theo thuật phòng trung, xuân dược Trung Hoa cổ đại.
“Phép ngự nữ” thể hiện nỗi lo của nam giới 
Trong văn học cổ điển Trung Hoa, tác phẩm “Kim Bình Mai” miêu tả một Phan Kim Liên với đặc tính phổ quát nói trên, cô ta thường “lòng dâm như lửa đốt”, “không thỏa dục tình”, “lửa dục đốt thân”, “tân thần bấn loạn”, biểu hiện này khác với loại nữ tính do không được thỏa mãn mà rơi vào trạng thái “đói tính dục”, Phan Kim Liên là thuộc ở chứng cuồng tình (nymphomania), loại này ít gặp trong thực tế cuộc sống, nhưng hình tượng Phan Kim Liên mang ý nghĩa tượng trưng trong lịch sử tình dục học.
Bắt đầu từ nỗi sợ của nam giới
Sự lo sợ của nam giới đối với nữ giới là có cơ sở. Xét từ góc độ sinh lý học, trên đà tiến hóa của nữ tính đã vượt qua “tính phát dục định kỳ” của động vật, trở nên mọi lúc đều có thể động tình ân ái, đồng thời nữ giới cũng không có thời điểm “không đáp ứng tình dục” như nam giới, do đó có thể liên tục nhiều lần đạt đến cao trào.
Mặt khác, về phương diện khả năng tính dục, nam và nữ còn không đồng bộ về thời gian. Theo sinh lý thông thường, đỉnh cao tính dục của nam giới ở khoảng 20 tuổi, nhưng lúc này thường thì anh ta chưa “công thành danh tựu”, khó hấp dẫn phái nữ. Trong khi đó, đỉnh cao tính dục của nữ giới là từ 30 tuổi trở đi, dân gian nói “tam thập như lang, tứ thập như hổ”(tính dục nữ giới lúc 30 tuổi mạnh như sói, 40 tuổi dữ như cọp), tuy lời nói thô vụng khó nghe nhưng rõ ràng là có căn cứ.
Khi nam giới lớn tuổi thì sự “không đồng bộ” xảy ra, xuất hiện hiện tượng “âm thịnh dương suy”, không thể đáp ứng được nhu cầu tính dục của nữ giới. Vấn đề này từ xưa đã có, nay lại càng dữ dội hơn. Khả năng tính dục của nữ giới rõ ràng mạnh hơn nam giới.
Nhưng ở nam giới thì khuynh hướng “đa phối ngẫu” cao hơn, luôn muốn độc chiếm nhiều bạn tình, do đó mới đẻ ra cái thuật “thái âm bổ dương” trong tính giao. Như thế, một kẻ yếu chống với nhiều người mạnh mà muốn không lo sợ sao? Chẳng trách các nhà phòng trung thuật xưa xem tính giao như trận chiến đấu thật sự, phải luyện phép “ngự nữ”(chế ngự nữ giới), và hình dung “như dây cương mục mà điều khiển ngựa dữ, như sắp rơi xuống vực sâu mà phía dưới cắm đầy dao”( theo Y tâm phương, quyển 28), còn nỗi sợ nào lớn hơn nữa?
Như đã nói, nam giới vẫn luôn mang mối lo tiềm ẩn về tính dục trước nữ giới, luôn sợ bị xem là “kẻ yếu”. Vấn đề này từ xưa đã có và nay càng khốc liệt. Rất nhiều bậc “tu mi nam tử” đã phải khóc thầm vì không thể thỏa mãn nhu cầu tình dục của thê thiếp hoặc tình nhân. Đã sợ thì phải làm sao? Tất phải mưu tìm kế sách an toàn. Có 2 con đường:
Một là “làm suy yếu đối phương trước khi giao chiến”, trong thuật phòng trung có chỉ dẫn vô vàn kỹ xảo nhằm mục đích làm cho người nữ tiến gần đến mức cao trào trước, sau đó mới thực hiện tính giao, như vậy bên nam mới có hy vọng chiến thắng.
Triển lãm sinh thực khí nam giới bằng đồng thời cổ.
Hai là làm cho lực lượng mình thật mạnh mẽ rồi sau mới giao chiến, phương pháp này lại chia làm 2 cách: sử dụng các “chiêu thức” bế tinh, di chuyển sức chú ý… hoặc là sử dụng “xuân dược” mà chúng ta đang nói, mục đích dùng xuân dược cũng là làm cho bên nam “đánh lâu không bại”.
Chủng loại của xuân dược
Dược tính của xuân dược có 2 loại:
Loại thứ nhất có hiệu ứng kịch liệt, sau khi sử dụng là có tác dụng ngay trong một thời hiệu nhất định. Khi thuốc phát tác bắt buộc phải thực hiện tính giao, nếu không “lửa dục đốt thân, hậu quả khôn lường”.
Loại thứ hai có tác dụng hòa hoãn, sử dụng lâu dài mới có hiệu quả, vì thế “xuân dược” loại này khó phân ranh giới với các loại “bổ dược”. Theo lý luận Trung y, căn bản của tráng dương là ở bổ thận, vì thận tàng tinh, chủ khí tiên thiên, bổ thận có ích cho việc kéo dài tuổi thọ. Bởi thế, trong các bài bổ dược được gọi là có tác dụng “diên niên ích thọ” hầu hết đều có thành phần “tráng dương” và “tư âm”.
Loại xuân dược “nội phục”-uống trong, cũng có tác dụng với nữ giới, uống vào có thể kích thích người nữ xuân tình rạo rực, khó lòng kìm chế. Trong “Thiên Long bát bộ” của Kim Dung có đoạn nói về “Tứ đại ác nhân” đã cho Đoàn Dự và thiếu nữ cùng cha khác mẹ của chàng uống một loại xuân dược cực mạnh, sau đó nhốt hai người vào trong mật thất để xem cảnh loạn luân, khiến hai người đau khổ chiến đấu giữa lý tính và nhục cảm… Đây không phải là vô căn cứ, trong dược phẩm cổ đại và hiện đại đều có loại thuốc kích dục này.
Tên gọi của các loại xuân dược cũng tuân theo quy định riêng. Có loại chỉ rõ vị thuốc chủ yếu được dùng, như: “Hưng dương ngô công đại” (dùng con rết), “Long cốt trân châu phương”(dùng xương hóa thạch), “Hải cẩu đại bổ tễ”(dùng thận hải cẩu). Có loại chỉ rõ công dụng, như “Trị nam tử linh âm trưởng đại phương”(làm dương vật lớn ra), “Linh nữ ngọc môn tiểu phương”(làm âm đạo nhỏ lại). Có loại lại mượn tên trong truyền thuyết, như “Đát Kỷ nhuận hộ phương”, “Thủy Hoàng đồng nữ đan”, “Võ Tắc Thiên hoa tâm động”, “Tố Nữ ngộ tiên đan”…
Bài thuốc trị xuất tinh sớm:
Thục địa 200g, sơn thù 200g, nhân sâm 200g, phục thần 160g, táo nhân 160g sao đen, mạch môn 120g bỏ tâm, bá tử nhân 120g sao vàng, viễn chí 40g, thạch xương bồ 40g, ngũ vị tử 40g sao mật, sơn dược 40g sao vàng, khiếm thực 40g sao. Thục địa nấu cao hòa với mật ong, các vị còn lại sấy khô tán bột, làm hoàn mềm, mỗi lần dùng 20g, ngày 2 lần, sáng chiều.
BS. Nguyễn Phú Lâm

BS.Nguyễn Phú Lâm-Hàn Phong/Sức khỏe đời sống

>> xem thêm

Bình luận(0)