Hai em bé hiến da đầu cứu cha bỏng nặng là một trong những câu chuyện cảm động về ngành Y: Ngày 15/8/2015, khi đang trên đường đi bắt cá, anh Wang Xiyong (Trung Quốc) đã bị giật điện cao áp và nửa thân trên của anh bốc cháy ngùn ngụt. Một ngày sau khi vào viện, các bác sĩ thông báo anh cần được ghép da ngay lập tức, nếu không sức khỏe sẽ rơi vào tình trạng nguy kịch.Sau khi tận mắt thấy mẹ phải chật vật xoay sở tiền để trả viện phí, hai em nhỏ 6 tuổi và 8 tuổi đã tình nguyện hiến một phần da đầu để cứu sống tính mạng cho cha.Bác sĩ cúi đầu trước bệnh nhân nhí: Năm 2015, bé gái Xiwang qua đời vì chứng thiếu máu cơ tim cục bộ. Cha mẹ của em đã quyết định để cho các bác sĩ lấy tạng của em để trao tặng cho 2 bé khác ở miền Bắc Trung Quốc. Các bác sĩ, nhân viên bệnh viện cùng người nhà đã nghiêng mình cúi đầu tiễn biệt bé gái lần cuối trước khi bé được chuyển tới phòng mổ để lấy tạng. Bức ảnh ghi lại hình ảnh này nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội và khiến nhiều thấy cảm động về ý nghĩa của sự sống.18 bác sĩ bị phơi nhiễm HIV do cấp cứu bệnh nhân: Ngày 4/7/2015, nữ bệnh nhân 36 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong tình trạng mất máu nhiều, tim gần như ngừng đập. Do tình huống quá khẩn cấp nên các y, bác sĩ đã không kịp chuẩn bị các phương tiện phòng chống lây nhiễm HIV. Đến khi ca mổ gần như kết thúc, cả ê kíp mới sững sờ khi biết bệnh nhân bị nhiễm HIV. Dù là bài học về chuyên môn nhưng sự việc này khiến nhiều người cảm kích trước nỗ lực hết mình để cứu bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân bị "thập tử nhất sinh" của các y bác sĩ Việt Nam.Hàng trăm sinh viên Y khoa cúi mình trước thi hài hiến xác: Đầu năm 2015, hàng trăm sinh viên y khoa mặc áo blouse trắng đứng dọc các lối đi trải qua cúc ở khu giảng đường Đại học Y dược TP.HCM để tri ân những người hiến xác cho y học. PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường xúc động phát biểu trong buổi : “Trong những năm qua, có nhiều người sẵn sàng hiến dâng thân thể của mình cho y học. Đây là bài học đầu tiên và cũng là bài học lớn nhất cho những sinh viên mới bước vào ngành y - bài học về sự hy sinh cho người khác. Họ là những thầy cô lặng thầm với những bài học không lời giảng”.Con trai hiến gan cứu mẹ: Năm 2013, sau 13 năm điều trị bệnh gan, sức khỏe của bà Cung Thị Kim Đính (52 tuổi) ngày càng xuống dốc và đối mặt với nguy cơ tử vong. Trước tình cảnh nguy kịch của mẹ, người con trai tên Diệp Hữu Lộc khi ấy 22 tuổi đã quyết định hiến gan cho mẹ để mong bà có cơ hội kéo dài sự sống. Ca phẫu thuật được thực hiện thành công tại bệnh viện Chợ Rẫy đã khiến cho không chỉ những người làm công tác y tế mà tất cả những ai biết đến câu chuyện này đều rất cảm động. Chỉ tiếc rằng, hơn 2 tháng sau khi thực hiện ca ghép gan , bà Cung Thị Kim Đính đã đột ngột tử vong tại bệnh viện vào ngày 20/12 khiến cậu con trai bị suy sụp. Sau khi hay tin mẹ qua đời, cậu bị sốc và phải nằm chăm sóc đặc biệt.Cha lóc da mình cứu con gái bỏng nặng: Năm 2009, Lê Thị Hà Tuyên (sinh năm 1991) bị bỏng 65% do bình gas du lịch phát nổ. Các bác sĩ dự đoán, cô khó có thể qua khỏi do nhiễm trùng máu khá nặng. Anh Lê Thanh Tuấn, cha của Tuyên không chỉ cầm cố nhà cửa, vay mượn tiền bạc để chữa tri cho con mà còn năn nỉ bác sĩ lóc da đùi của mình để cấy ghép vào phần da bị mất do bỏng của con.Sự hi sinh của cha giúp cô gái trẻ qua khỏi cơn nguy kịch. Còn ông Tuấn, sau nhiều ngày khó khưn do bị mất toàn bộ lớp da hai bên đùi cũng dần cử động được. Câu chuyện nhanh chóng lan truyền và khiến nhiều người cảm động vì tình phụ tử.
Hai em bé hiến da đầu cứu cha bỏng nặng là một trong những câu chuyện cảm động về ngành Y: Ngày 15/8/2015, khi đang trên đường đi bắt cá, anh Wang Xiyong (Trung Quốc) đã bị giật điện cao áp và nửa thân trên của anh bốc cháy ngùn ngụt. Một ngày sau khi vào viện, các bác sĩ thông báo anh cần được ghép da ngay lập tức, nếu không sức khỏe sẽ rơi vào tình trạng nguy kịch.
Sau khi tận mắt thấy mẹ phải chật vật xoay sở tiền để trả viện phí, hai em nhỏ 6 tuổi và 8 tuổi đã tình nguyện hiến một phần da đầu để cứu sống tính mạng cho cha.
Bác sĩ cúi đầu trước bệnh nhân nhí: Năm 2015, bé gái Xiwang qua đời vì chứng thiếu máu cơ tim cục bộ. Cha mẹ của em đã quyết định để cho các bác sĩ lấy tạng của em để trao tặng cho 2 bé khác ở miền Bắc Trung Quốc. Các bác sĩ, nhân viên bệnh viện cùng người nhà đã nghiêng mình cúi đầu tiễn biệt bé gái lần cuối trước khi bé được chuyển tới phòng mổ để lấy tạng.
Bức ảnh ghi lại hình ảnh này nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội và khiến nhiều thấy cảm động về ý nghĩa của sự sống.
18 bác sĩ bị phơi nhiễm HIV do cấp cứu bệnh nhân: Ngày 4/7/2015, nữ bệnh nhân 36 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong tình trạng mất máu nhiều, tim gần như ngừng đập. Do tình huống quá khẩn cấp nên các y, bác sĩ đã không kịp chuẩn bị các phương tiện phòng chống lây nhiễm HIV. Đến khi ca mổ gần như kết thúc, cả ê kíp mới sững sờ khi biết bệnh nhân bị nhiễm HIV.
Dù là bài học về chuyên môn nhưng sự việc này khiến nhiều người cảm kích trước nỗ lực hết mình để cứu bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân bị "thập tử nhất sinh" của các y bác sĩ Việt Nam.
Hàng trăm sinh viên Y khoa cúi mình trước thi hài hiến xác: Đầu năm 2015, hàng trăm sinh viên y khoa mặc áo blouse trắng đứng dọc các lối đi trải qua cúc ở khu giảng đường Đại học Y dược TP.HCM để tri ân những người hiến xác cho y học.
PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường xúc động phát biểu trong buổi : “Trong những năm qua, có nhiều người sẵn sàng hiến dâng thân thể của mình cho y học. Đây là bài học đầu tiên và cũng là bài học lớn nhất cho những sinh viên mới bước vào ngành y - bài học về sự hy sinh cho người khác. Họ là những thầy cô lặng thầm với những bài học không lời giảng”.
Con trai hiến gan cứu mẹ: Năm 2013, sau 13 năm điều trị bệnh gan, sức khỏe của bà Cung Thị Kim Đính (52 tuổi) ngày càng xuống dốc và đối mặt với nguy cơ tử vong. Trước tình cảnh nguy kịch của mẹ, người con trai tên Diệp Hữu Lộc khi ấy 22 tuổi đã quyết định hiến gan cho mẹ để mong bà có cơ hội kéo dài sự sống.
Ca phẫu thuật được thực hiện thành công tại bệnh viện Chợ Rẫy đã khiến cho không chỉ những người làm công tác y tế mà tất cả những ai biết đến câu chuyện này đều rất cảm động. Chỉ tiếc rằng, hơn 2 tháng sau khi thực hiện ca ghép gan , bà Cung Thị Kim Đính đã đột ngột tử vong tại bệnh viện vào ngày 20/12 khiến cậu con trai bị suy sụp. Sau khi hay tin mẹ qua đời, cậu bị sốc và phải nằm chăm sóc đặc biệt.
Cha lóc da mình cứu con gái bỏng nặng: Năm 2009, Lê Thị Hà Tuyên (sinh năm 1991) bị bỏng 65% do bình gas du lịch phát nổ. Các bác sĩ dự đoán, cô khó có thể qua khỏi do nhiễm trùng máu khá nặng. Anh Lê Thanh Tuấn, cha của Tuyên không chỉ cầm cố nhà cửa, vay mượn tiền bạc để chữa tri cho con mà còn năn nỉ bác sĩ lóc da đùi của mình để cấy ghép vào phần da bị mất do bỏng của con.
Sự hi sinh của cha giúp cô gái trẻ qua khỏi cơn nguy kịch. Còn ông Tuấn, sau nhiều ngày khó khưn do bị mất toàn bộ lớp da hai bên đùi cũng dần cử động được. Câu chuyện nhanh chóng lan truyền và khiến nhiều người cảm động vì tình phụ tử.