Cổng Torii đầu tiên dẫn vào khu vực đền Meiji Jingu được làm bằng nguyên 2 thân cây có tuổi đời khoảng 1.700 năm. Đền mở cửa từ sáng đến tối, vào cửa miễn phí.Hai bên đường dẫn vào đền thiêng Meiji Jingu là khoảng xanh mát của khu rừng với hơn 100.000 cây do người dân Nhật Bản quyên tặng khi xây dựng đền. Nếu may mắn tới đây vào dịp tuyết rơi, bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh lãng mạn.Meiji Jingu thờ Thiên Hoàng Minh Trị, vị Thiên Hoàng thứ 122 và Hoàng hậu Shoken. Ông cũng là vị Hoàng đế đầu tiên của nước Nhật hiện đại và có công lao to lớn trong việc cải cách duy tân đất nước.Đền Meiji được xây xong vào năm 1920, tám năm sau khi Hoàng đế Minh Trị qua đời, sau đó bị phá hủy trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Và đã sớm được phục dựng lại.Cũng như nhiều nước châu Á khác, người dân Nhật Bản có phong tục viếng thăm đền chùa vào những ngày đầu năm mới để cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình.Là một trong những ngôi đền thiêng ở Tokyo, trong ngày đầu tiên của năm mới, Đền Minh Trị thường đón hơn 3 triệu du khách đến cầu xin, lễ bái. đông hơn các chùa khác tại Nhật Bản.Đền Meiji được trang hoàng đẹp đẽ đón năm mới.Tuy có ý nghĩa và quan trọng với người dân Nhật Bản, nhưng Meiji Jingu chỉ là ngôi đền có quy mô vừa phải, giản dị với lớp mái nhọn lát gạch xanh rất hài hòa với khung cảnh xung quanh.Trong khu vực đền có những chiếc đèn được thiết kế theo lối cổ.Trước cửa đền có khoảng sân thoáng đãng, rộng rãi. Meiji Jingu Shrine ở Tokyo này còn là điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước nhất Nhật Bản.Khi đi lễ đầu năm, người Nhật Bản thường mua bùa gỗ năm mới hình ngũ giác viết những điều ước mong lên đó...Những thanh gỗ gửi gắm ước nguyện đầu năm của du khách được treo phía trước đền. Du khách còn có thể cầu nguyện bằng cách ném đồng xu vào hộp ước. Sau đó phải vái 2 lần, vỗ tay 2 lần rồi vái lần nữa.Nếu may mắn, bạn sẽ sẽ được xem đám cưới truyền thống Nhật Bản theo nghi thức đạo Shinto (Thần đạo) diễn ra tại đây. Cô dâu mặc bộ kimono màu trắng và trùm đầu, chú rể mặc áo choàng màu đen trang trọng. Thầy tế của Thần đạo đi đầu.Cô dâu và chú rể cùng đi bộ với nhau dưới lọng màu đỏ. Người thân trong gia đình, bạn bè và khách đi phía sau.Trên đường vào đền Meiji Singu, một bên là những thùng rượu Sake được người dân từ khắp nước Nhật quyên tặng...và bên kia những thùng rượu vang. Điều này cho thấy tư tưởng cởi mở và cầu thị của Hoàng đế Minh Trị đối với nền văn minh phương Tây.Tới đây, du khách còn có thể khám phá nhiều điều thú vị về Minh Trị - vị vua của những cải cách làm thay đổi nước Nhật, về nền văn hóa và đặc biệt về Thần Đạo – một trong hai tôn giáo lớn nhất ở đất nước này.Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống khác của xứ xở Phù tang được tổ chức tại đây: lễ hội dân gian, nhiều nghi lễ, sự kiện long trọng khác...
Cổng Torii đầu tiên dẫn vào khu vực đền Meiji Jingu được làm bằng nguyên 2 thân cây có tuổi đời khoảng 1.700 năm. Đền mở cửa từ sáng đến tối, vào cửa miễn phí.
Hai bên đường dẫn vào đền thiêng Meiji Jingu là khoảng xanh mát của khu rừng với hơn 100.000 cây do người dân Nhật Bản quyên tặng khi xây dựng đền. Nếu may mắn tới đây vào dịp tuyết rơi, bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh lãng mạn.
Meiji Jingu thờ Thiên Hoàng Minh Trị, vị Thiên Hoàng thứ 122 và Hoàng hậu Shoken. Ông cũng là vị Hoàng đế đầu tiên của nước Nhật hiện đại và có công lao to lớn trong việc cải cách duy tân đất nước.
Đền Meiji được xây xong vào năm 1920, tám năm sau khi Hoàng đế Minh Trị qua đời, sau đó bị phá hủy trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Và đã sớm được phục dựng lại.
Cũng như nhiều nước châu Á khác, người dân Nhật Bản có phong tục viếng thăm đền chùa vào những ngày đầu năm mới để cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình.
Là một trong những ngôi đền thiêng ở Tokyo, trong ngày đầu tiên của năm mới, Đền Minh Trị thường đón hơn 3 triệu du khách đến cầu xin, lễ bái. đông hơn các chùa khác tại Nhật Bản.
Đền Meiji được trang hoàng đẹp đẽ đón năm mới.
Tuy có ý nghĩa và quan trọng với người dân Nhật Bản, nhưng Meiji Jingu chỉ là ngôi đền có quy mô vừa phải, giản dị với lớp mái nhọn lát gạch xanh rất hài hòa với khung cảnh xung quanh.
Trong khu vực đền có những chiếc đèn được thiết kế theo lối cổ.
Trước cửa đền có khoảng sân thoáng đãng, rộng rãi. Meiji Jingu Shrine ở Tokyo này còn là điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước nhất Nhật Bản.
Khi đi lễ đầu năm, người Nhật Bản thường mua bùa gỗ năm mới hình ngũ giác viết những điều ước mong lên đó...
Những thanh gỗ gửi gắm ước nguyện đầu năm của du khách được treo phía trước đền. Du khách còn có thể cầu nguyện bằng cách ném đồng xu vào hộp ước. Sau đó phải vái 2 lần, vỗ tay 2 lần rồi vái lần nữa.
Nếu may mắn, bạn sẽ sẽ được xem đám cưới truyền thống Nhật Bản theo nghi thức đạo Shinto (Thần đạo) diễn ra tại đây. Cô dâu mặc bộ kimono màu trắng và trùm đầu, chú rể mặc áo choàng màu đen trang trọng. Thầy tế của Thần đạo đi đầu.
Cô dâu và chú rể cùng đi bộ với nhau dưới lọng màu đỏ. Người thân trong gia đình, bạn bè và khách đi phía sau.
Trên đường vào đền Meiji Singu, một bên là những thùng rượu Sake được người dân từ khắp nước Nhật quyên tặng
...và bên kia những thùng rượu vang. Điều này cho thấy tư tưởng cởi mở và cầu thị của Hoàng đế Minh Trị đối với nền văn minh phương Tây.
Tới đây, du khách còn có thể khám phá nhiều điều thú vị về Minh Trị - vị vua của những cải cách làm thay đổi nước Nhật, về nền văn hóa và đặc biệt về Thần Đạo – một trong hai tôn giáo lớn nhất ở đất nước này.
Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống khác của xứ xở Phù tang được tổ chức tại đây: lễ hội dân gian, nhiều nghi lễ, sự kiện long trọng khác...