Choáng váng sở thích quái đản của giúp việc U60 với chồng tôi

Google News

Khi cậu chủ tắm, người giúp việc khó tính thường đứng ngoài cửa nhìn say đắm…

Giúp việc quái đản thích rình rập chủ nhà làm “chuyện ấy”
Dọn ra ở riêng, vợ chồng Ngọc Hương (24 tuổi, TP.HCM) được gia đình bên nội “nhường” cho bác giúp việc 60 tuổi.
Cô kể: “Mẹ chồng sợ mình lười nhác không dọn dẹp nhà cửa, không đi chợ nấu ăn đều bữa,… nên cử người giúp việc qua sống cùng. Mình phản ứng rất gay gắt vì nghĩ bác ấy đến ở sẽ trở thành “gián điệp” hoặc hai vợ chồng chắc chắn không có không gian riêng tư. Nhưng ông xã khẳng định bác là người biết điều, hiền lành, hơn nữa đã chăm sóc anh từ tấm bé làm mình miễn cưỡng đồng ý”.
Khi ở chung, Hương cảm thấy thật có lỗi về cách hành xử trẻ con của mình trước kia. Những gì chồng cô nhận xét về bác giúp việc đều đúng. Hằng ngày, bác dậy từ sớm chuẩn bị thức ăn sáng và cơm trưa cho cô đem đi làm. Sau đó bác liền bắt tay vào việc nhà như hút bụi, lau nhà, dọn dẹp tủ lạnh, phơi đồ,…
Đặc biệt, bác biết nấu nhiều món ăn ngon khiến một người kén ăn như cô phải thốt lên: “Món nào bác nấu, con ăn cũng vừa miệng”.
Nhiều bữa đi làm về, Hương ngỡ ngàng khi thấy rèm cửa, ga gối trong phòng được đem ra giặt sạch. Cô lại mắng bác giúp việc sao không đợi cuối tuần rồi cả nhà cùng nhau tổng vệ sinh. Lúc đó bác lại đưa tay gạt đi: “Chỗ cô cậu nhỏ hơn nhà ông bà nên không có nhiều việc. Tôi ngồi không một chỗ cũng thấy buồn chân buồn tay lắm”.
“Thấy bác nhiệt tình, chăm chỉ, mình rất an tâm và tự tin khi có em bé bác sẽ chăm sóc, yêu thương con mình như cháu ruột”, Hương tâm sự.
Đặt trọn niềm tin vào người giúp việc nhưng đôi lúc cũng xảy ra “va chạm”. Cô bảo có hôm đi làm về muộn vừa đặt túi xách ở ghế, chưa kịp bỏ vào tủ đồ thì bác giúp việc đã mắng xối xả: “Có chồng rồi mà vẫn đi làm về trễ rồi quen thói bừa bộn. Cô phải có trách nhiệm với gia đình, đừng nghĩ tôi là giúp việc mà ỉ lại. Đáng ra cô phải sống ở nhà bên kia để bà dạy dỗ…thành người”.
Choang vang so thich quai dan cua giup viec U60 voi chong toi
Chị giúp việc thích ăn đẹp, ăn ngon nhưng lười làm việc (Ảnh minh họa) 
“Trong lúc mình tắm, bác ấy còn phàn nàn với ông xã rằng làm chuyện gì đó mờ ám nên thường xuyên đi làm về trễ. Nghe xong, mình quyết định từ mai sẽ về đúng giờ để bác giúp việc khó tính này bớt càu nhàu”, Hương nói.
Chính quyết tâm tan sở đúng giờ của Ngọc Hương đã giúp cô phát hiện ra một sở thích “động trời” của người giúp việc. “Hôm sau, mình vừa tan ca là chạy xe một mạch về nhà nhưng không thấy có ai. Mình đoán bác đi đổ rác rồi tranh thủ qua siêu thị mua thêm thức ăn, vì vậy tự mở cửa.
Mình vừa bước chân vào thì thấy phòng ngủ hé cửa lại có tiếng nước… Mình vội chạy vào kiểm tra xem có phải trộm thì bất ngờ thấy bác giúp việc đang lúi húi đẩy cửa phòng tắm. Mình không dám hét to sợ chồng giật mình, đành gọi bác ra ngoài nói chuyện. Bác thản nhiên: “Tôi đang ngắm cậu tắm, trước giờ vẫn vậy” khiến mình sởn gai ốc. Sau lần đó, mình tìm đủ mọi cách để cho bác nghỉ việc”, Hương nhớ lại.
Giúp việc “xịn” sinh hoạt đúng giờ - ăn uống sang chảnh hơn gia chủ
Chị Bùi Thúy (30 tuổi, Hà Nội) còn gặp cảnh “trái ngang” hơn chuyện nhà Ngọc Hương khi người giúp việc luôn duy trì chế độ ngủ nghỉ điều độ và ăn uống rất “sang chảnh”. Chị kể: “Trong “hồ sơ” xin việc, chị H. (42 tuổi) ghi có kinh nghiệm chăm sóc trẻ, người già... vì từng làm điều dưỡng bên Đài Loan 3 năm.
Tôi không tin vào thứ giấy tờ đó nên lưỡng lự nhưng một người quen lại hết lời khen ngợi chị này làm việc chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, sạch sẽ và rất có trách nhiệm. Vì vậy, vợ chồng tôi quyết định ký hợp đồng 6 tháng với mức lương 7 triệu/tháng”.
Tháng đầu tiên, chị Thúy khá hài lòng với thái độ làm việc, sự chăm chỉ của chị giúp việc khi sống chung với gia đình mình. Thậm chí, chị còn gọi điện cảm ơn người bạn vì đã giới thiệu một người giúp việc có “chuyên môn”, tận tâm, tận tình. Tuy nhiên tháng ngày sau, vợ chồng chị bắt đầu sống trong cảnh “chủ nhà giúp việc cho ô sin”.
“Khi mọi thứ đã thân thuộc, chị H. coi nhà tôi như chính ngôi nhà của mình. Chị vừa dọn dẹp nhà vừa nghe nhạc nước ngoài dù con gái tôi đang ngủ. Tôi bảo chị không nên như vậy vì ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, hơn nữa sẽ mất tập trung khi làm việc. Chị một mực khẳng định bé vẫn ngủ ngon, nếu khóc sẽ dỗ dành là được.
Đến bữa, chị không chịu vào bếp với lý do món này nấu sợ không hợp khẩu vị vợ chồng tôi. Tôi đành xắn tay áo đi nấu cơm, còn chị ngồi ở ghế sơn móng tay móng chân hoặc lướt mạng xem quần áo. Khi mâm cơm vừa bưng lên, chị đã ngồi xuống tích cực gắp miếng ngon nhất và ăn liền 3-4 bát. Hôm ăn đạm bạc, chị thẳng thắn đề nghị chồng tôi tối mai đi làm rẽ qua chợ mua ít hải sản về cải thiện, lâu ngày không ăn chị thấy nhạt miệng”, chị Thúy nhớ lại.
Không chỉ lười làm, người giúp việc này còn hay tự uống sữa, nước hoa quả và ăn bánh kẹo trong tủ lạnh. Khi bị chủ nhà bắt quả tang, chị phân trần phải ăn nhiều để tăng cường sức đề kháng, có sức khỏe tốt mới làm việc được.
Đến giờ ngủ, dù con gái chị Thúy chưa chịu ngủ thì chị H. vẫn đi ngủ đúng giờ để da mặt không xấu đi. “Tôi thuê chị ấy về chăm con bé nhưng chỉ tháng đầu tiên mới phụ giúp tôi, còn lại mặc kệ. Đợt con bé bị tiêu chảy đi viện cấp cứu, chị ấy thấy vợ chồng tôi sốt sắng đã không động viên được lời nào còn mỉa mai nhà lắm tiền động tí đưa con đi bệnh viện. Tôi điên quá đuổi thẳng chị ấy ra khỏi nhà”, chị Thúy chia sẻ.
Theo Khám Phá

>> xem thêm

Bình luận(0)