Chìa khóa vàng kiểm soát bệnh tiểu đường

Google News

(Kiến Thức) - Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát và chung sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn khoa học.

Tuy bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi nhưng chúng ta vẫn có thể sống chung lành mạnh với nó. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Newcastle ở Anh đã chỉ ra thực hiện chế độ ăn ít calo (low-calorie) có thể giúp “đảo ngược” bệnh tiểu đường.
Che do dinh duong: Chia khoa vang kiem soat benh tieu duong
 Ảnh minh họa, nguồn: Sohu.
Đối với các bệnh nhân tiểu đường týp 2, chính lượng chất béo dư thừa có trong cả gan lẫn tụy khiến gan phản ứng kém với insulin. Đồng thời, sự dư thừa chất béo trong gan làm tăng quá trình vận chuyển chất béo lên tất cả các mô. Đối với tuyến tụy, lượng mỡ dư thừa gây cản trở các tế bào sản xuất insulin.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận, bệnh nhân tiểu đường týp 2 khi thực hiện chế độ ăn ít calo thì lượng chất béo trong gan giảm mạnh dẫn đến bình thường hoá sự nhạy cảm với insulin ở gan trong vòng bảy ngày sau khi thực hiện chế độ ăn, hàm lượng glucose trong máu lúc đói cũng trở về mức bình thường .
Nếu áp dụng chế độ ăn nghèo chất béo thì lượng chất béo tuyến tụy duy trì ở mức ổn định, sự tiết insulin ở giai đoạn đầu tiên đã được thiết lập lại và bình thường hóa khả năng kiểm soát glucose huyết tương.
>>> Mời độc giả xem video:"12 bài thuốc món ăn tốt cho người bị tiểu đường" tại đây. Nguồn: Sức khỏe nhân sinh.
 
Người bị tiểu đường luôn lo lắng rằng trong thực đơn của mình có quá nhiều tinh bột và thường mất nhiều thời gian lựa chọn món ăn cho riêng mình. 12 bài thuốc món ăn trên với tiêu chí chữa dứt điểm căn bệnh này thông qua chế độ ăn uống cực kì khoa học, bổ dưỡng, mời các bạn tham khảo.
Một chế độ ăn uống cân bằng là cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường, với những thay đổi cần thiết nhất định. Bạn có thể áp dụng 5 cách dưới đây để kiểm soát bệnh tiểu đường:
Che do dinh duong: Chia khoa vang kiem soat benh tieu duong-Hinh-2
 Ảnh minh họa, nguồn: Sohu. 
1. Không được bỏ bữa
Nếu chúng ta bỏ bữa, cơ thể sẽ chuẩn bị để lưu trữ nhiều hơn, khi ăn nhiều cơ thể tập trung vào việc thay đổi dòng phân phối các chất. Tuy chức năng này có lợi cho sức khoẻ nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, điều này có thể làm tăng mức đường trong máu và làm giảm các tình huống khẩn cấp, như sốc hạ đường huyết. Đó là lý do tại sao bạn nên theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, ăn các bữa nhỏ trong ngày và không bao giờ bỏ bữa.
2. Tỷ lệ thành phần thức ăn so với tổng năng lượng
Glucid: 50 - 60% năng lượng khẩu phần.
Protein : 15 - 20% năng lượng khẩu phần.
Lipid: 20-30% (với người trọng lượng bình thường và lipid máu bình thường); dưới 30 % (với người béo phì).
Acid béo no £ 10%.
Acid béo không no đơn £ 10%.
Acid béo không no đa £ 10%.
Cholesterol: < 300mg/ngày.
Chất xơ: 20 - 35g/ngày.
Che do dinh duong: Chia khoa vang kiem soat benh tieu duong-Hinh-3
 Ảnh minh họa, nguồn: Sohu. 
3. Phân chia bữa ăn
Đối với bệnh nhân ĐTĐ cần chia thức ăn thành nhiều bữa để chống tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là ở bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết. Nên ăn 5 - 6 bữa/ngày.
Ăn sáng : 20% tổng năng lượng/ngày.
Phụ sáng : 10% tổng năng lượng/ngày.
Ăn trưa : 25% tổng năng lượng/ngày.
Phụ chiều : 10% tổng năng lượng/ngày.
Ăn tối : 25% tổng năng lượng/ngày.
Phụ tối : 10% tổng năng lượng/ngày.
4.Tập thể dục đều đặn
Đây là cách duy trì sức khỏe và kiểm soát béo phì, phòng tránh các bệnh như tiểu đường. Hơn nữa, tập thể dục làm giảm tác dụng phụ của bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao nên tập thể dục ít nhất 30 phút hàng ngày.
Mộc Miên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)