Chỉ nên xem tình yêu và hôn nhân là nhân duyên

Google News

Khi xem mọi điều là nhân duyên thì tâm mình sẽ rất nhẹ nhàng. Nhân duyên đủ thì đến với nhau. Không đủ thì không thể nên nghĩa vợ chồng được.

Giả sử bị phụ tình dù bất cứ lý do nào thì cũng đừng tiếc nuối, đừng than vãn, đừng làm bậy, đừng trả thù. Xem đó như là nhân duyên không đủ. Từ đó nỗ lực xây dựng tương lai mới trên một nền trảng nhân duyên mới.
Tiếc nuối khổ đau, khóc lóc, mất ăn bỏ ngủ chẳng giải quyết được vấn đề gì mà chỉ làm cho tương lai của mình trở nên tồi tệ và nó ám ảnh ảnh hưởng đến tình trạng cuộc tình trong tương lai.
Xem mọi điều là nhân duyên thì tâm mình sẽ rất nhẹ nhàng. Nhân duyên đủ thì đến với nhau. Không đủ thì không thể nên nghĩa vợ chồng được.
Nhân duyên đủ thì đến được với nhau. Ngược lại không đủ thì không thể thành vợ chồng được. Ảnh minh họa 
Nhận thức được điều này giới trẻ sẽ không có tự tử như Hàn Mạc Tử. Nhà thơ này có câu thơ nổi tiếng “Người đi một nửa hồn tôi mất. Một nửa hồn tôi hóa dại khờ”. Thực chất lời thơ đó là đang xúi người ta điên khùng, là xem cuộc tình như là một cái gì đó trọn vẹn.
Khi cuộc tình tan thì dù người đó ra đi do gia đình không chấp nhận hay do cá tính hai bên không phù hợp hay bị phụ tình, bị ruồng bỏ tình…thì khối tình yêu đó vỡ làm đôi, tâm hồn nát vụn ra làm hai. Một phân nửa như biến mất khỏi quả địa cầu này. Còn nửa còn lại trở thành không vì đã trở thành điên dại.
Mặc dù xúi giục người ta như thế nhưng Hàn Mặc Tử không chết vì điên tình mà chết do bệnh cùi, loại bệnh mà ngày đó giới hạn y khoa xem là chứng bệnh không điều trị được.
Nhiều người đọc thơ tình bí lối trầm cảm của Hàn Mặc Tử đã chọn con đường tự tử thật. Đó là điều hết sức đau lòng nhưng mà văn học Việt Nam lại chọn những bài đó đưa vào trong văn học gây ra bao nhiêu thảm trạng vì buồn tình, vì bế tắc tình dẫn đến kết thúc cuộc sống. Đó là những ứng xử thiếu thông minh.
Hãy nên xem mỗi một nỗi đau trong đời là một bài học. Mặc dù bài học đó được trả giá rất đắt, chúng ta cũng phải ráng mở mắt ra mà đối diện với thực tại khổ đau. Không cường điệu hóa khổ đau vì như thế là tự hành hạ cảm xúc. Không đào tẩu khổ đau vì như thế là hèn nhát. Không phớt lờ khổ đau vì như thế là thiếu trách nhiệm.
Giáp mặt nó để phân tích nguyên nhân. Và chỉ khi nào khoanh được nguyện nhân tại sao trong tình huống này, nỗi khổ niềm đau của tôi có mặt thì khi đó mình mới tìm được giải pháp. Đó là lộ trình mà chúng ta phải đi thôi.
Còn hận tình, hận người hay hành hạ bản thân, trả thù thì đều được xem là hành động của vô minh, của người thiếu trí tuệ sáng suốt.
Bởi sau khi hành động thì dù có hối hận hay ray rứt lương tâm đi chăng nữa thì việc đã rồi không thể vứu vãn được nữa.
Học theo nhân duyên, phân tích mọi vấn đề tốt và xấu theo nhân quả, chúng ta sẽ sáng suốt để tìm ra các giải pháp thích hợp trong mọi tình huống để không phải hối hận vì các hành động sai lầm.
Theo Ngân Khánh/Giadinh.net

>> xem thêm

Bình luận(0)