Hầu hết mọi người đều nghĩ, khả năng sinh sản sẽ giảm sút khi phụ nữ già đi, nhưng ngay cả trong thời điểm dễ thụ thai nhất thì các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến cơ hội có một đứa con.Béo phì. Cân nặng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone và gây trở ngại cho việc thụ thai. Những phụ nữ ở độ tuổi 18 bị béo phì có khả năng phát triển hội chứng buồng trứng đa nang, liên quan đến vấn đề vô sinh.Hút thuốc. Hút thuốc rõ ràng có thể làm tổn thương bào thai đang phát triển và cũng gây ra 13% các trường hợp vô sinh.Biện pháp tránh thai. Một khi bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone, bạn có thể mang thai trong một tháng. Tuy nhiên nếu bạn tiêm thuốc tránh thai giúp bạn tránh thai trong 12-14 tuần. Một số chị em sẽ có bầu lại khoảng một tháng khi hiệu quả của thuốc hết, một số lại có thể mất đến một năm. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo nên nên ngừng tiêm thuốc ngừa thai vài tháng nếu có ý định mang thai.Tập thể dục cường độ cao. Nếu tập thể dục nặng quá có thể tác động tiêu cực đến quá trình rụng trứng. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy phụ nữ có cân nặng bình thường người tập thể dục hơn 5 giờ một tuần sẽ khó mang thai hơn những phụ nữ khác.Hóa chất trong đồ da dụng. Tiếp xúc với những loại hóa chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và hợp chất công nghiệp có thể làm giảm khả năng sinh con đến 29%. Những hóa chất này có thể kể đến như polychlorinated biphenyls (PCBs)- một nhóm các hóa chất độc hại, phthalate, furan…Bệnh lây qua đường tình dục. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu có thể dẫn đến viêm xương chậu và khó thụ thai. Thực tế, khuẩn chlamydia có thể gây viêm ống dẫn trứng mà không có biểu hiện gì khác. Nhiều chị em không biết có bệnh đến khi khó có bầu. Ngoài ra, viêm âm đạo không dẫn đến vô sinh.Di truyền. Hãy hỏi mẹ bạn mãn kinh lúc bao nhiêu tuổi. Có thể bạn sẽ di truyền đặc điểm sinh học của mẹ là rụng trứng nhiều hay ít. Phụ nữ thường sinh ra với một số lượng trứng nhất định và chắc chắn là yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định việc bạn sinh ra có ít hay nhiều trứng hơn bình thường…Quá gầy. Không chỉ béo phì mới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vì những phụ nữ có chỉ số BMI thấp (chỉ số khối lượng cơ thể) thì sẽ thiếu leptin. Mà thiếu hormone này sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, rất khó để thụ thai.Bệnh tuyến giáp. Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng những phụ nữ khó có bầu có tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hiệu quả. Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng đến sự rụng trứng và gây ra các vấn đề vô sinh.
Hầu hết mọi người đều nghĩ, khả năng sinh sản sẽ giảm sút khi phụ nữ già đi, nhưng ngay cả trong thời điểm dễ thụ thai nhất thì các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến cơ hội có một đứa con.
Béo phì. Cân nặng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone và gây trở ngại cho việc thụ thai. Những phụ nữ ở độ tuổi 18 bị béo phì có khả năng phát triển hội chứng buồng trứng đa nang, liên quan đến vấn đề vô sinh.
Hút thuốc. Hút thuốc rõ ràng có thể làm tổn thương bào thai đang phát triển và cũng gây ra 13% các trường hợp vô sinh.
Biện pháp tránh thai. Một khi bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone, bạn có thể mang thai trong một tháng. Tuy nhiên nếu bạn tiêm thuốc tránh thai giúp bạn tránh thai trong 12-14 tuần. Một số chị em sẽ có bầu lại khoảng một tháng khi hiệu quả của thuốc hết, một số lại có thể mất đến một năm. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo nên nên ngừng tiêm thuốc ngừa thai vài tháng nếu có ý định mang thai.
Tập thể dục cường độ cao. Nếu tập thể dục nặng quá có thể tác động tiêu cực đến quá trình rụng trứng. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy phụ nữ có cân nặng bình thường người tập thể dục hơn 5 giờ một tuần sẽ khó mang thai hơn những phụ nữ khác.
Hóa chất trong đồ da dụng. Tiếp xúc với những loại hóa chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và hợp chất công nghiệp có thể làm giảm khả năng sinh con đến 29%. Những hóa chất này có thể kể đến như polychlorinated biphenyls (PCBs)- một nhóm các hóa chất độc hại, phthalate, furan…
Bệnh lây qua đường tình dục. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu có thể dẫn đến viêm xương chậu và khó thụ thai. Thực tế, khuẩn chlamydia có thể gây viêm ống dẫn trứng mà không có biểu hiện gì khác. Nhiều chị em không biết có bệnh đến khi khó có bầu. Ngoài ra, viêm âm đạo không dẫn đến vô sinh.
Di truyền. Hãy hỏi mẹ bạn mãn kinh lúc bao nhiêu tuổi. Có thể bạn sẽ di truyền đặc điểm sinh học của mẹ là rụng trứng nhiều hay ít. Phụ nữ thường sinh ra với một số lượng trứng nhất định và chắc chắn là yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định việc bạn sinh ra có ít hay nhiều trứng hơn bình thường…
Quá gầy. Không chỉ béo phì mới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vì những phụ nữ có chỉ số BMI thấp (chỉ số khối lượng cơ thể) thì sẽ thiếu leptin. Mà thiếu hormone này sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, rất khó để thụ thai.
Bệnh tuyến giáp. Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng những phụ nữ khó có bầu có tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hiệu quả. Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng đến sự rụng trứng và gây ra các vấn đề vô sinh.