Chị em khóc dở mếu dở khi biết sự thật sau câu nói “ở nhà chồng nuôi”

Google News

Việc ở nhà chồng nuôi có thể sẽ biến chị em thành người phụ thuộc và đối diện với nỗi khổ không ai thấu.

Ở nhà chồng nuôi tưởng như là điều đáng tự hào với nhiều chị em. Vậy nhưng tất cả có thể bị biến thành bi kịch mà chính người trong cuộc đôi khi không ngờ được. Nhiều ông chồng không thích vợ lao tâm khổ tứ với công việc nên mong muốn vợ ở nhà lo chu toàn chuyện bếp núc, chăm con. Nhưng với những bà vợ chỉ có ở nhà quanh quẩn cùng bốn bức tường lại cảm thấy mọi thứ không phải màu hồng.
Chị H. (Hà Nội) từng có một công việc với thu nhập cao. Tuy nhiên, tính chất công việc bận rộn nên chị sẽ không có nhiều thời gian dành cho con. Sau khi chồng ngọt nhạt bàn nên ở nhà tập trung chăm con còn lại chuyện kinh tế sẽ do chồng lo, chị đã mủi lòng và quyết định nghỉ việc. Bản thân chị H. cũng hiểu được với người phụ nữ tiền bạc cũng chỉ là phù du mà quan trọng nhất là tổ ấm. Đó là lý do quan trọng nhất để chị từ bỏ đam mê và danh tiếng để trở thành người phụ nữ tề gia nội trợ.
Từ một người tất bật với các kế hoạch, những chuyến đi công tác, giờ đây chị bận rộn với những bữa đi chợ, lên lịch các món ăn, giờ đón con hay lo cho con học bài. Tuy nhiên, chỉ sau mấy tháng ở nhà, chị cảm thấy như bị bỏ rơi, người cũ đi, không biết ngoài xã hội đang có gì.
Chi em khoc do meu do khi biet su that sau cau noi “o nha chong nuoi”
Chồng tôi đi làm về kể nhiều chuyện nhưng tôi chẳng có thời gian cập nhật nên cũng chẳng biết nói gì. Sau đó, chồng tỏ ra lắc đầu ngao ngán, bảo tôi là không biết gì. Sau này khi thấy tôi luộm thuộm hơn, chồng còn chê bai này kia. Đó đâu phải là điều tôi muốn mà chính là chồng khuyên nên ở nhà, tôi mới nghỉ việc đấy chứ", chị H. nói. 
Quyết định sai lầm
Cũng nghe lời chồng ở nhà như chị H, chị T. (Hà Nội) cho rằng quyết định ở nhà để chồng nuôi là một quyết định sai lầm. Bởi, lúc chị chưa nghỉ việc, chồng luôn kêu ca công việc của chị quá bận rộn, thiếu thời gian chăm con. Nhưng khi đã nghỉ việc ở nhà, chồng lại quay ra chì chiết chị và cho rằng bản thân chẳng làm được gì đóng góp cho gia đình.
"Chồng tôi thường xuyên dùng những câu này để chì chiết tôi. Đặc biệt, mỗi khi 2 người cãi nhau thì những tranh cãi này càng gay gắt hơn. Tôi lúc đó chỉ biết câm nín. Đúng là khi phụ thuộc vào chồng cảm thấy quá khổ sở", chị T. nói.
Nhưng mệt mỏi nhất với những người phụ nữ chấp nhận ở nhà để chồng nuôi chính là phụ thuộc kinh tế. Khi không làm ra tiền, mọi khoản tiền chi tiêu trong nhà đều trông chờ vào chồng, nhiều bà vơ trở thành không có tiếng nói.
Như chị N. (Hà Nội) than thở, mỗi ngày chồng đưa 200.000 đồng để đi chợ. Những hôm giá cả vừa phải thì còn đủ, nếu không đủ lại phải xin thêm. Chị N. cảm giác mệt mỏi với kiểu xin xỏ từng đồng từ chồng. Chưa kể chồng chị còn tỏ vẻ không vui khi vợ chỉ biết xin tiền mà không làm ra đồng nào.
"Khoản nào từ lớn đến nhỏ cũng phải xin chồng. Tôi chả dám xin mua gì cho bản thân mà chồng cũng chẳng có ý kiến gì. Phụ thuộc kinh tế thế này nên tôi chẳng còn suy nghĩ gì đến làm đẹp cho bản thân nữa", chị N. cho hay.
Nhiều người lâm vào hoàn cảnh như chị N. đã kịp nhận ra những lời ngọt nhạt của chồng khuyên vợ ở nhà sẽ bị lãng quên nhanh chóng. Khi đối mặt với những nỗi lo cơm áo, gạo, tiền và áp lực cuộc sống, chồng lại quay ra đổ lỗi cho vợ là không làm được gì hay không phụ giúp được vấn đề kinh tế. Chỉ khi đó, chị em mới thật sự hiểu ra, sự phụ thuộc vào chuyện kinh tế quá nhiều sẽ làm cho bản thân chịu đựng nhiều nỗi buồn về tâm lý.
Theo Đông Ngân/Emdep

>> xem thêm

Bình luận(0)