Trái bần, hoa bần từ lâu đã đi vào đời sống ẩm thực của người dân miền Tây qua những món ăn bình dị nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.Trái bần nhìn rất bắt mắt, với phần vỏ màu canh da căng bóng, phần cuốn có hình giống ngôi sao nhưng 6 cánh, đặc biệt có mùi rất thơm mà chắc hẳn không loại nào có được.Trái bần có vị chua và chát dù là chín hay sống nhưng khi chín mùi thơm rất nồng nàn nhiều người miền Tây hái để trong nhà cho hương thơm lan tỏa. Chính vì hương vị đặc biệt nên trái bần được tận dụng làm món ăn tạo nên món “đặc sản” cho vùng đất miền Tây.Trái bần chua dùng ăn sống chấm kèm với các loại mắm như: mắm cá sặc, mắm rô, mắm lóc, mắm tép… Cái vị chua, chát của bần quyện với vị mặn nồng của các loại mắm cá đồng, thêm ít lát ớt để có vị cay tạo nên hương vị đặc trưng, khó mà tìm thấy được ở các loại trái ăn kèm khác.Cá kho bần: Món ăn từ trái bần này được rất nhiều thực khách khen ngợi khi dùng qua dù chỉ một lần. Món ăn này dùng cá gì cũng ngon, nhưng theo nhiều thực khách cho rằng cá lóc và cá bông lau là ngon miệng nhất. Bởi vị béo và đậm đà của cá sau khi kho quyện vào các loại gia vị, thêm vào vị chua của bần lại càng ngon, ăn mãi không ngán, và rất hao cơm.Với món ăn này người ta thường đợi cá kho đến đậm rồi thì mới dầm trái bần ra lấy nước bỏ hạt rồi chắt vào nồi cá kho. Nếu thích đậm đà thì chắt với ít nước sôi để bần ra vị chua nhiều hơn. Thi thoảng có thể nấu nhiều nước cá để ăn với bún cũng rất ngon.Canh chua bần: Ngoài cá kho bần thì canh chua bần được nhắc đến nhiều không kém. Canh chua bần có chua vị chua rất thanh và thơm khác hẳn vị chua gắt của trái me.Cách chế biến tương tự với me, lấy trái bần chín dầm vào nước ấm ấm, cho ra nước, rồi lọc bỏ hạt trút vào nồi nước sôi, tiếp theo cho cá còn tươi ngon vào, nêm nếm vừa ăn rồi thêm các loại rau dân dã như rau muống, rau nhút, cọng bông súng, kèo nèo, bông so đũa,... Bữa cơm với món cá kho, canh chua bần chua chua vừa miệng, ăn hết vẫn thấy chưa đã thèm.Lẩu bần: Với sự biến tấu qua bàn tay của người miền Tây, với nguyên liệu là nước bần chiết xuất từ trái bần chín theo một công thức đặc biệt đem trữ lạnh thì có thể dùng quanh năm. Nguyên liệu để nấu lẩu bần rất đa dạng, cá dùng để nấu có thể tùy theo mùa, có thể là cá basa, cá diêu hồng hay cá ngát, thậm chí có thể dùng ba ba hay cua đinh để nấu.Cách nấu lẩu bần cũng tương tự các loại lẩu khác của người miền Tây, chỉ là dùng nguyên liệu khác sẽ cho ra hương vị khác. Phần nước lẩu bần rất thơm, có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt nhưng đặc trưng nhất là hương vị trái bần khá đặc biệt.Lẩu bần ăn với các loại rau đặc trưng miền sông nước miền Tây như: bông súng, rau muống, kèo nèo, lục bình,… kèm với bún và nước mắm mặn thì đúng vị. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
Trái bần, hoa bần từ lâu đã đi vào đời sống ẩm thực của người dân miền Tây qua những món ăn bình dị nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.
Trái bần nhìn rất bắt mắt, với phần vỏ màu canh da căng bóng, phần cuốn có hình giống ngôi sao nhưng 6 cánh, đặc biệt có mùi rất thơm mà chắc hẳn không loại nào có được.
Trái bần có vị chua và chát dù là chín hay sống nhưng khi chín mùi thơm rất nồng nàn nhiều người miền Tây hái để trong nhà cho hương thơm lan tỏa. Chính vì hương vị đặc biệt nên trái bần được tận dụng làm món ăn tạo nên món “đặc sản” cho vùng đất miền Tây.
Trái bần chua dùng ăn sống chấm kèm với các loại mắm như: mắm cá sặc, mắm rô, mắm lóc, mắm tép… Cái vị chua, chát của bần quyện với vị mặn nồng của các loại mắm cá đồng, thêm ít lát ớt để có vị cay tạo nên hương vị đặc trưng, khó mà tìm thấy được ở các loại trái ăn kèm khác.
Cá kho bần: Món ăn từ trái bần này được rất nhiều thực khách khen ngợi khi dùng qua dù chỉ một lần. Món ăn này dùng cá gì cũng ngon, nhưng theo nhiều thực khách cho rằng cá lóc và cá bông lau là ngon miệng nhất. Bởi vị béo và đậm đà của cá sau khi kho quyện vào các loại gia vị, thêm vào vị chua của bần lại càng ngon, ăn mãi không ngán, và rất hao cơm.
Với món ăn này người ta thường đợi cá kho đến đậm rồi thì mới dầm trái bần ra lấy nước bỏ hạt rồi chắt vào nồi cá kho. Nếu thích đậm đà thì chắt với ít nước sôi để bần ra vị chua nhiều hơn. Thi thoảng có thể nấu nhiều nước cá để ăn với bún cũng rất ngon.
Canh chua bần: Ngoài cá kho bần thì canh chua bần được nhắc đến nhiều không kém. Canh chua bần có chua vị chua rất thanh và thơm khác hẳn vị chua gắt của trái me.
Cách chế biến tương tự với me, lấy trái bần chín dầm vào nước ấm ấm, cho ra nước, rồi lọc bỏ hạt trút vào nồi nước sôi, tiếp theo cho cá còn tươi ngon vào, nêm nếm vừa ăn rồi thêm các loại rau dân dã như rau muống, rau nhút, cọng bông súng, kèo nèo, bông so đũa,... Bữa cơm với món cá kho, canh chua bần chua chua vừa miệng, ăn hết vẫn thấy chưa đã thèm.
Lẩu bần: Với sự biến tấu qua bàn tay của người miền Tây, với nguyên liệu là nước bần chiết xuất từ trái bần chín theo một công thức đặc biệt đem trữ lạnh thì có thể dùng quanh năm. Nguyên liệu để nấu lẩu bần rất đa dạng, cá dùng để nấu có thể tùy theo mùa, có thể là cá basa, cá diêu hồng hay cá ngát, thậm chí có thể dùng ba ba hay cua đinh để nấu.
Cách nấu lẩu bần cũng tương tự các loại lẩu khác của người miền Tây, chỉ là dùng nguyên liệu khác sẽ cho ra hương vị khác. Phần nước lẩu bần rất thơm, có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt nhưng đặc trưng nhất là hương vị trái bần khá đặc biệt.
Lẩu bần ăn với các loại rau đặc trưng miền sông nước miền Tây như: bông súng, rau muống, kèo nèo, lục bình,… kèm với bún và nước mắm mặn thì đúng vị. Ảnh: Internet.