Chăm sóc trẻ thế nào tránh nguy cơ như bệnh nhi mổ búi giun 100 con?

Google News

(Kiến Thức) - Gần đây, Trung Tâm y tế huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) mổ cấp cứu lấy ra búi giun khoảng 100 con cho cậu bé 11 tuổi. Bác sĩ khuyến cáo việc tẩy giun định kỳ là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Ngày 28/9, Trung Tâm y tế huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) tiếp nhận Bệnh nhân Vương Minh V (11 tuổi), ở xã Văn Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang, nhập viện do đau bụng vùng hố chậu phải kèm buồn nôn, nôn khan, với thể trạng còi cọc suy dinh dưỡng.
Sau khi được các bác sĩ khoa Ngoại TH trực tiếp thăm khám và làm các chỉ định cận lâm sàng cho kết quả chụp Xquang thấy nhiều hình cản quang dạng ống khu trú hố chậu phải và vùng bụng dưới, siêu âm thấy hình ảnh giun ký sinh trong các quai ruột. Kết luận bệnh nhân bị tắc ruột do búi giun/viêm ruột thừa.
Cham soc tre the nao tranh nguy co nhu benh nhi mo bui giun 100 con?
Búi giun khoảng 100 con lấy ra từ bụng bệnh nhi. Ảnh: TTYT huyện Đoan Hùng. 
Ngay sau đó bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu, trực tiếp tham gia kíp mổ gồm có Trưởng kíp BS.CKI Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc - TTYT huyện Đoan Hùng, BS Nguyễn Trung Kiên, BS Lục Văn Tiên, BS Nguyễn Văn Bộ cùng toàn bộ kíp mổ đã nhanh chóng khẩn trương phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân.
Sau hơn 2h phẫu thuật cấp cứu, kíp mổ đã lấy ra búi giun khoảng 100 con từ trong bụng bệnh nhân, đó chính là nguyên nhân gây nên tình trạng tắc ruột.
Sau phẫu thuật hiện tại bệnh nhân đã tỉnh táo và được theo dõi chặt chẽ, chăm sóc tận tình tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu chất lượng cao của TTYT Huyện Đoan Hùng.
Trước đó, một bệnh nhi 2 tuổi trú tại tỉnh Sơn La đã đến Bệnh viện Sanh Pôn (Hà Nội) khám mắt. Tuy nhiên sau khi khám mắt, bé bị đau bụng và được phẫu thuật cấp cứu do bị giun đục thủng ruột thừa.
Khi mở ổ bụng, các bác sỹ thấy ruột thừa của bé đã bị giun đũa đục thủng, làm tràn dịch ra ổ bụng gây tình trạng nhiễm độc. Các bác sỹ đã cắt bỏ ruột thừa, làm vệ sinh ổ bụng và điều trị cho bé.
Nghiêm trọng hơn, hồi tháng 8/2018, một bệnh nhi 2 tuổi ở TP Vinh, Nghệ An vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc, thủng đoạn cuối hồi tràng và manh tràng do nhiễm ấu trùng giun tròn từ chó mèo.
Cham soc tre the nao tranh nguy co nhu benh nhi mo bui giun 100 con?-Hinh-2
Giun có thể chui lên mắt gây viêm giác mặc, thậm chí làm mù mắt. 
 
Theo bác sĩ, trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo. 
Loại giun trẻ em dễ bị nhiễm gồm các loại giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Lý do là trẻ nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất, bò lê trên sàn nhà, lại hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất. Tất cả những điều này đã tạo một cơ hội vô cùng thuận lợi cho các loại giun xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
Khi đã vào được cơ thể trẻ, giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
Biện pháp phòng ngừa giun sán
Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi sau và sau khi đi vệ sinh, vui chơi. Cần làm sạch phòng bếp và nhà tắm, nhất là các nắm cửa.
Cho trẻ ăn những thực phẩm đảm bảo vệ sinh và nấu kỹ khi cho trẻ ăn. Đảm bảo nguồn thực phẩm tươi sống và rõ nguồn gốc. Tránh cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Đường trong các món ăn có thể thu hút ruồi, tác nhân gây lây nhiễm trứng giun sán từ môi trường xung quanh. Chính vì vậy, phụ huynh nên hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt để phòng ngừa nhiễm giun sán cho bé.
Cham soc tre the nao tranh nguy co nhu benh nhi mo bui giun 100 con?-Hinh-3
Tẩy giun định kỳ cho bé là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Nguồn: Internet. 
Không chỉ các loại đồ ngọt, bạn nên hạn chế cả các món ăn vặt đường phố vì chúng có thể không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ khiến bé mắc các bệnh đường tiêu hóa.
Không cho trẻ cắn móng tay vì Đầu ngón tay và phần da dưới móng tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với các chất bẩn, khiến các loại vi khuẩn, nấm mốc, trứng giun sán… có cơ hội phát triển mạnh. Các loại vi khuẩn, nấm mốc là nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm trùng da.
Trong khi đó trứng giun sán trong móng tay có thể gián tiếp theo thức ăn vào thẳng dạ dày, khiến bé tăng cao nguy cơ nhiễm giun sán. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn nên cắt móng tay thường xuyên cho bé, cũng như không cho bé cắn móng tay.
Bên cạnh đó phải cho trẻ đi tẩy giun định kỳ để loại bỏ giun sán để cơ thể trẻ có thể phát triển tốt. Thuốc tẩy giun là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn. Trẻ cần bắt đầu tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần khi được 1 tuổi trở lên.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun để cha mẹ có thể lựa chọn sử dụng cho trẻ, trong đó một số thuốc được sản xuất với tiêu chí giúp trẻ dễ uống nên có vị ngọt và thơm, tiêu diệt các loại giun thường gặp như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. 
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)