Học cách tôn trọng tất cả mọi người: Tôn trọng người khác bất kể giới tính hay độ tuổi là một điều quan trọng mà trẻ nên được dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ.Không sợ phạm sai lầm: Không phải ai cũng có khả năng học hỏi từ những sai lầm của người khác và của chính bản thân mình. Vì thế, trẻ nên được cha mẹ khuyến khích tinh thần không sợ thất bại hay mắc lỗi.Kiến thức quan trọng hơn điểm số: Đôi khi, cha mẹ giận dữ với con cái khi điểm số của con không đáp ứng kì vọng của mình. Tuy nhiên, điểm cao không có nghĩa là hiểu biết nhiều nên trẻ cần hiểu rằng kiến thức còn quan trọng hơn cả điểm số.Cha mẹ không phải “kẻ thù” của con. Do đó, con hãy nói với cha mẹ khi cần sự giúp đỡ: Để trở thành bạn của con và khiến con tin tưởng, cha mẹ nên tránh la mắng con mà hãy cùng con trò chuyện và chia sẻ.Luôn sẵn sàng bảo vệ quan điểm của bản thân: Nhiều người coi trọng giáo viên và những người khác còn hơn cả con cái họ. Đó là lý do khiến trẻ bất an và không dám thể hiện suy nghĩ của mình. Hãy giải thích cho con hiểu tôn trọng là điều cần thiết nhưng dám nói lên quan điểm của mình cũng rất quan trọng.Đừng làm những điều con không thích chỉ để làm hài lòng người khác: Cha mẹ nên chỉ cho con biết rằng sống thành thật và tự trọng quan trọng hơn là làm hài lòng người khác.Nếu con không hiểu, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi: Trẻ em nên được giáo dục từ sớm về kĩ năng đặt câu hỏi. Hãy giúp con hiểu rằng thà hỏi khi không biết còn hơn là giả vờ như con biết tất cả mọi thứ.Nói với thầy cô khi con thấy không khỏe: Trẻ em không nên sợ hãi khi nói về các vấn đề sức khỏe của mình bởi sức khỏe của con còn quan trọng hơn điểm số hay sự tức giận của giáo viên. Cha mẹ nên chắc rằng con bạn hiểu rõ điều này.Tôn trọng môi trường: Tôn trọng tự nhiên cũng nên là một bài học được giáo dục trong gia đình. Cha mẹ nên bắt đầu từ chính mình với những hành động cụ thể và lan tỏa điều này tới con cái từ khi chúng còn nhỏ.Học cách nói “không”: Hãy dạy trẻ biết nói “không” với người lớn, với giáo viên và chính bản thân con trong những trường hợp nhất định. Chắc hẳn bạn muốn con trưởng thành với một tính cách mạnh mẽ chứ không phải là một người chỉ tuân theo mọi mệnh lệnh.
Học cách tôn trọng tất cả mọi người: Tôn trọng người khác bất kể giới tính hay độ tuổi là một điều quan trọng mà trẻ nên được dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Không sợ phạm sai lầm: Không phải ai cũng có khả năng học hỏi từ những sai lầm của người khác và của chính bản thân mình. Vì thế, trẻ nên được cha mẹ khuyến khích tinh thần không sợ thất bại hay mắc lỗi.
Kiến thức quan trọng hơn điểm số: Đôi khi, cha mẹ giận dữ với con cái khi điểm số của con không đáp ứng kì vọng của mình. Tuy nhiên, điểm cao không có nghĩa là hiểu biết nhiều nên trẻ cần hiểu rằng kiến thức còn quan trọng hơn cả điểm số.
Cha mẹ không phải “kẻ thù” của con. Do đó, con hãy nói với cha mẹ khi cần sự giúp đỡ: Để trở thành bạn của con và khiến con tin tưởng, cha mẹ nên tránh la mắng con mà hãy cùng con trò chuyện và chia sẻ.
Luôn sẵn sàng bảo vệ quan điểm của bản thân: Nhiều người coi trọng giáo viên và những người khác còn hơn cả con cái họ. Đó là lý do khiến trẻ bất an và không dám thể hiện suy nghĩ của mình. Hãy giải thích cho con hiểu tôn trọng là điều cần thiết nhưng dám nói lên quan điểm của mình cũng rất quan trọng.
Đừng làm những điều con không thích chỉ để làm hài lòng người khác: Cha mẹ nên chỉ cho con biết rằng sống thành thật và tự trọng quan trọng hơn là làm hài lòng người khác.
Nếu con không hiểu, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi: Trẻ em nên được giáo dục từ sớm về kĩ năng đặt câu hỏi. Hãy giúp con hiểu rằng thà hỏi khi không biết còn hơn là giả vờ như con biết tất cả mọi thứ.
Nói với thầy cô khi con thấy không khỏe: Trẻ em không nên sợ hãi khi nói về các vấn đề sức khỏe của mình bởi sức khỏe của con còn quan trọng hơn điểm số hay sự tức giận của giáo viên. Cha mẹ nên chắc rằng con bạn hiểu rõ điều này.
Tôn trọng môi trường: Tôn trọng tự nhiên cũng nên là một bài học được giáo dục trong gia đình. Cha mẹ nên bắt đầu từ chính mình với những hành động cụ thể và lan tỏa điều này tới con cái từ khi chúng còn nhỏ.
Học cách nói “không”: Hãy dạy trẻ biết nói “không” với người lớn, với giáo viên và chính bản thân con trong những trường hợp nhất định. Chắc hẳn bạn muốn con trưởng thành với một tính cách mạnh mẽ chứ không phải là một người chỉ tuân theo mọi mệnh lệnh.