Cha mẹ làm những điều này sẽ giúp con có tính cách tuyệt vời

Google News

Tính cách của con cái phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, vì vậy để tạo ra một đứa con tuyệt vời thì bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng.

Người ta thường nói rằng: "Chỉ số thông minh cao không bằng tốt", tính cách có thể quyết định được cả đời người, một người có tính tình cởi mở phóng khoáng lẽ dĩ nhiên dễ được mọi người đón nhận hơn những người cục cằn, cáu bẳn.
Và các nhà tâm lý học cho rằng, quan hệ giữa bố mẹ và con cái có ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ và trở thành khuôn mẫu quan hệ nội tại. Và cái gọi là khuôn mẫu quan hệ nội tại này chính là thứ sẽ hình thành nên tính cách của trẻ nhỏ.
Cha me lam nhung dieu nay se giup con co tinh cach tuyet voi
Thế nên, tính cách của trẻ tốt hay xấu, phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. 
Trong mối quan hệ này, mối quan hệ giữa người làm cha mẹ với nhau đóng một vai trò tương đối lớn. Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, vai trò của bố mẹ được kỳ vọng và yêu cầu rất cao, nếu không thể sắp xếp cho thật tốt, các bậc phụ huynh có thể sẽ bị rơi vào trạng thái tiều tụy, mệt mỏi.
Hay nói cách khác, giữa cha mẹ và con cái nếu không thể giao tiếp, trao đổi, chuyện trò một cách thoải mái, cởi mở cũng có thể dẫn đến việc trẻ sẽ ngày càng thổi phồng quá mức tư tưởng sai trái của bản thân như: Chỉ cần quyền lợi mà không làm tốt nghĩa vụ, chỉ cần tự do mà không chịu trách nhiệm...
Vậy làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái? Dưới đây là 4 việc mà các chuyên gia tâm lý khuyên các bậc phụ huynh nên kiên trì thực hiện.
1. Tạo dựng không khí gia đình hòa hợp, vui vẻ
Gia hòa vạn sự hưng, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn luôn hài hòa, vui vẻ không chỉ tác động tích cực đến việc trẻ giao tiếp nhiều hơn mà đồng thời nó cũng khiến cho quan hệ vợ chồng thêm gắn bó.
Quan hệ giữa bố và mẹ trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến con trẻ, một gia đình đầm ấm vui tươi có thể không cho trẻ được một cuộc sống vật chất ưu việt nhưng về mặt tinh thần, đây chính là yếu tố giúp trẻ có được một tâm thái ổn định, lạc quan.
2. Chơi cùng con
Muốn xây dựng mối quan hệ giữa cha mẹ- con cái thân mật, bố mẹ cần bỏ nhiều thời gian ra vui chơi cùng con, để trẻ cảm nhận được đầy đủ sự yêu thương và gần gũi của người sinh thành.
Cùng với việc quan hệ giữa cha mẹ - con cái không ngừng sâu sắc, con trẻ cũng sẽ có thêm nhiều dũng khí cũng như những cảm xúc tích cực để từ đó bạo dạn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, hình thành nên tính cách lạc quan, phóng khoáng.
3. Khen ngợi, thừa nhận trẻ, để trẻ thêm tự tin
Với bất cứ một cá nhân nào, để có thể tự tin, trước tiên phải tự tôn.
Để xây dựng tốt quan hệ giữa cha mẹ và con cái, bố mẹ nên nhạy bén trong việc phát hiện ưu điểm, sở trường của con trẻ và kịp thời dành những lời tán dương, khen ngợi chúng, giúp các con hình thành nên khả năng nhận biết bản thân một cách đúng đắn.
Đương nhiên, trẻ cũng sẽ có những nhược điểm. Khi đó, các bậc phụ huynh chớ nóng vội, tùy tiện trách mắng con mà cần từng bước, từng bước giúp chúng khắc phục nhược điểm đó.
Thế giới nội tâm của trẻ nhỏ rất phong phú đa dạng, bố mẹ cần giáo dục và tạo ảnh hưởng tích cực đến con. Nếu không hiểu nội tâm của trẻ, sẽ khó để nói chuyện.
Mà bí quyết đầu tiên để hiểu trẻ chính là giữ gìn, tôn trọng tính tự tôn của trẻ, đảm bảo quyền lợi của trẻ, trở thành một người bạn mà trẻ tin cậy và tôn trọng.
4. Tôn trọng sở thích của trẻ, giúp con vui vẻ hơn
Niềm vui của trẻ nhỏ đến từ nhiều phương diện, bố mẹ muốn xây dựng mối quan hệ gần gũi với con cái cần phải xuất phát từ ý nguyện của trẻ, tôn trọng lựa chọn của chúng.
Các bậc phụ huynh không nên áp đặt sở thích của bản thân để ép trẻ làm những việc trẻ không mấy hứng thú, đơn cử như việc đăng ký và bắt trẻ học những môn ngoại khóa mà trẻ không thích.
Có như vậy, bố mẹ mới có thể làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ, để trẻ thực sự cảm nhận được niềm vui.
Trên mọi phương diện của cuộc sống, bất luận là học tập, mua sắm, ăn uống hay ăn mặc... người lớn nên để trẻ có cơ hội tự lựa chọn, thúc đẩy trẻ trưởng thành trong quá trình đó, như thế sẽ có lợi cho việc bồi dưỡng tính tự chủ và lòng tự tin ở trẻ.
Trong cuộc sống hằng ngày, thông qua sự giao tiếp qua lại với trẻ, xây dựng nên mối quan hệ ấm áp, thân mật giữa cha mẹ và con cái không chỉ giúp trẻ hình thành nên tính cách tốt đẹp mà còn rất có ích cho trẻ sau này, khi các em phải đối diện, ứng phó với những áp lực, trắc trở trong cuộc sống.
Một mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái sẽ mang lại 3 lợi ích rõ nét nhất dưới đây:
- Lợi ích về mặt phát triển ngôn ngữ
Sự phát triển về ngôn ngữ ở trẻ chịu tác động nhiều từ phía người mẹ. Một khi quan hệ giữa cha mẹ và con cái không tốt, việc học ngôn ngữ ở trẻ cũng sẽ gặp khó khăn.
- Lợi ích về mặt hình thành tính cách
Các mối quan hệ trong gia đình không hài hòa, êm ấm có thể sẽ tạo ra cho trẻ những vấn đề về tâm lý, từ đó dẫn đến các tật như nói lắp, căng thẳng, dễ nổi nóng... thậm chí là dẫn đến hiện tượng phạm tội ở lứa tuổi thiếu niên.
- Lợi ích về các mối quan hệ xã hội
Mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái trong gia định có thể giúp trẻ cảm nhận được việc chúng được yêu, được đón nhận, được người khác cần đến... từ đó hình thành nên nền tảng thích ứng tốt đẹp giữa chúng và người trong xã hội.
Ngược lại nếu gia đình lạnh nhạt, không có sự quan tâm yêu thương, khi lớn lên trẻ sẽ không dễ tin vào người khác, không giỏi trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
Trẻ thừa hưởng tính cách từ cha mẹ là chủ yếu
Cách xử sự, hành vi của bố mẹ tác động trực tiếp đến con cái. Tuy nhiên, họ vẫn chưa nhận thức được điều này.
Do đó, bố mẹ cần cẩn trọng trong mỗi việc làm, hành vi của mình. Những việc làm tốt của bố mẹ sẽ trở thành khuôn mẫu, góp phần hình thành những tính cách tốt ở trẻ. Ngược lại, những thói quen, hành động xấu của bố mẹ có thể để lại tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé.
Nếu bạn không muốn một ngày nào đó phải giật mình khi nhận ra hành vi sai trái của con là sự "kế thừa" từ bạn, hãy sửa mình ngay từ hôm nay.
Bất chấp, phớt lờ tín hiệu giao thông:
Coi thường tính mạng của mình và người khác, nhiều người sẵn sàng vượt đèn đỏ, chạy lấn tuyến, ngược chiều khi không thấy bóng dáng của cảnh sát giao thông.
Lời bình: Ngay từ lúc học mẫu giáo, trẻ đã được dạy về việc tuân thủ các quy định xã hội, trong đó có việc chấp hành và tuân thủ tín hiệu giao thông. Hành động của bạn chỉ giúp tiết kiệm được vài giây nhưng lại có thể khiến cho trẻ hoang mang. Khi sự hoang mang này lặp đi lặp lại nhiều lần, trẻ sẽ dần quen với ý nghĩ việc vi phạm quy định là có thể được chấp nhận. Từ đó, trẻ tự cho phép mình vi phạm những nội quy trong gia đình, trường học...
Vì vậy, người lớn cần cẩn thận trong việc tuân thủ những quy định, nội quy thông thường được điều gì nên và không nên làm. Đây là cách đơn giản và hiệu quả giúp trẻ trở thành một công dân có ý thức trong việc chấp hành, tuân thủ đúng các quy định, lề thói gia đình và xã hội.
Cách xưng hô:
Nhiều phụ huynh thường có thói quen gọi con bằng mày và xưng tao: "Tũn đâu, mày lại đây bố bảo!". Thói quen này dường như đã nằm ở cửa miệng của họ, lúc nào cũng sẵn sàng bật ra.
Lời bình: Việc gọi mày, xưng tao với con khá phổ biến trong một số gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Điều này khiến trẻ không nhận thức được phép lịch sự trong cách xưng hô ngoài xã hội. Ngoài ra, cách xưng hô trên có thể làm tổn thương mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái khi trẻ bắt đầu có nhận thức.
Thói quen giữ lời hứa:
Vì nhiều lý do, bạn về nhà trễ, không thể thực hiện lời hứa dẫn con đi chơi, xem phim... Việc đó không chỉ làm trẻ tủi thân và có cảm giác bị bỏ rơi mà còn khiến trẻ không học được cách giữ chữ tín, không biết cách sắp xếp và quý trọng thời gian.
Thói quen này ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của trẻ. Khi lớn lên, trẻ sẽ làm việc theo cảm hứng, thường xuyên dùng giờ "dây thun".
Lời bình: "Trâu chậm uống nước đục", bạn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt, gặp phải những sự việc đáng tiếc do lỡ thời gian. Việc tập cho con thói quen đúng giờ khi hẹn với ai đó, tôn trọng thời gian biểu của mình và người khác là điều cần thiết. Muốn vậy, bố mẹ hãy là tấm gương về việc tuân thủ giờ giấc, giữ chữ tín trong các cuộc hẹn với con, người thân và các mối quan hệ xã hội khác.
Nếu không thể tránh được việc trễ hẹn với con, bạn cần gọi điện nói cho bé biết. Đừng quên nêu lý do thật rõ ràng để trẻ hiểu và thông cảm với bạn.
Theo ĐSPL

>> xem thêm

Bình luận(0)