Chú ý quá nhiều đến thói quen xấu của trẻ và trách phát trẻ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ vì khi được chú ý, trẻ được khuyến khích để lặp lại những thói quen xấu đó. Cách tốt nhất là không nên chú ý đến để trẻ tự từ bỏ chúng khi lớn lên. Khen thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ thực hiện thói quen tốt và có ý thức tránh những thói quen xấu là một chiến lược cực kỳ tuyệt vời. Trẻ cần được biết rằng hành vi tốt của mình được chú ý, từ đó trẻ được thúc đẩy tinh thần và có lý do để từ bỏ những thói quen xấu. Trẻ chỉ có thể tránh được những thói quen xấu nếu trẻ ý thức được điều đó. Vì vậy giáo dục là điều không thể thiếu, trẻ cần hiểu được thực sự lý do cần chấm dứt thói quen xấu nào đó. Trẻ có thể hình thành nhiều thói quen xấu cùng lúc và cha mẹ đừng nên tìm cách bắt trẻ từ bỏ tất cả những thói quen xấu đó cùng lúc. Sự vội vàng dễ khiến cha mẹ mất bình tĩnh. Tuyệt đối không nên làm trẻ cảm thấy bị mất mặt ở nơi công cộng mà nên nói chuyện riêng với trẻ. Cha mẹ cần tìm cách xác định nguyên nhân sâu xa vì trẻ thường có những hành vi không hợp lý mỗi khi bị stresss. Cần nói chuyện, quan sát để xác định nguyên nhân nào khiến trẻ bị stress. Hãy kiên nhẫn lắng nghe, thể hiện sự yêu hương và ủng hộ đối với trẻ để trẻ có thể từ bỏ những thói quen xấu. Khi lắng nghe và quan sát, có thể cha mẹ sẽ tìm gia một giải pháp thay thế nào đó khiến trẻ thay đổi suy nghĩ và không còn lo lắng nữa. Việc đặt ra các quy tắc cũng rất quan trọng. Trẻ cần biết được hậu quả sẽ phải chịu nếu vi phạm các quy tắc. Đây là cách để kiểm soát các thói quen xấu của trẻ. Cha mẹ cần kiên quyết với trẻ đồng thời vẫn tỏ ra thông cảm và khuyến khích trẻ. Tạo dựng lòng tin của trẻ đối với cha mẹ, khuyến khích và thể hiện tình cảm với trẻ bằng cách kiên nhẫn và nhạy cảm, nhờ vậy trẻ sẽ được ổn định về tình cảm. Hãy luôn cho trẻ cơ hội đưa ra quyết định để có thể tạo dựng cho mình sự tự tin và rèn luyện kỹ năng ra quyết định.
Chú ý quá nhiều đến thói quen xấu của trẻ và trách phát trẻ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ vì khi được chú ý, trẻ được khuyến khích để lặp lại những thói quen xấu đó. Cách tốt nhất là không nên chú ý đến để trẻ tự từ bỏ chúng khi lớn lên.
Khen thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ thực hiện thói quen tốt và có ý thức tránh những thói quen xấu là một chiến lược cực kỳ tuyệt vời. Trẻ cần được biết rằng hành vi tốt của mình được chú ý, từ đó trẻ được thúc đẩy tinh thần và có lý do để từ bỏ những thói quen xấu.
Trẻ chỉ có thể tránh được những thói quen xấu nếu trẻ ý thức được điều đó. Vì vậy giáo dục là điều không thể thiếu, trẻ cần hiểu được thực sự lý do cần chấm dứt thói quen xấu nào đó.
Trẻ có thể hình thành nhiều thói quen xấu cùng lúc và cha mẹ đừng nên tìm cách bắt trẻ từ bỏ tất cả những thói quen xấu đó cùng lúc. Sự vội vàng dễ khiến cha mẹ mất bình tĩnh. Tuyệt đối không nên làm trẻ cảm thấy bị mất mặt ở nơi công cộng mà nên nói chuyện riêng với trẻ.
Cha mẹ cần tìm cách xác định nguyên nhân sâu xa vì trẻ thường có những hành vi không hợp lý mỗi khi bị stresss. Cần nói chuyện, quan sát để xác định nguyên nhân nào khiến trẻ bị stress. Hãy kiên nhẫn lắng nghe, thể hiện sự yêu hương và ủng hộ đối với trẻ để trẻ có thể từ bỏ những thói quen xấu. Khi lắng nghe và quan sát, có thể cha mẹ sẽ tìm gia một giải pháp thay thế nào đó khiến trẻ thay đổi suy nghĩ và không còn lo lắng nữa.
Việc đặt ra các quy tắc cũng rất quan trọng. Trẻ cần biết được hậu quả sẽ phải chịu nếu vi phạm các quy tắc. Đây là cách để kiểm soát các thói quen xấu của trẻ. Cha mẹ cần kiên quyết với trẻ đồng thời vẫn tỏ ra thông cảm và khuyến khích trẻ.
Tạo dựng lòng tin của trẻ đối với cha mẹ, khuyến khích và thể hiện tình cảm với trẻ bằng cách kiên nhẫn và nhạy cảm, nhờ vậy trẻ sẽ được ổn định về tình cảm. Hãy luôn cho trẻ cơ hội đưa ra quyết định để có thể tạo dựng cho mình sự tự tin và rèn luyện kỹ năng ra quyết định.