Mời độc giả xem video Nhật Bản thực hiện ca cấy ghép giác mạc từ tế bào gốc đa năng. (Nguồn Youtube)
10 giờ ngày 17/8 (giờ địa phương), bệnh viện nhân dân thành phố Trùng Khánh đã tiến hành cấy ghép giác mạc cho một người phụ nữ 40 tuổi. Tuy nhiên, điều thú vị ở đây là nguồn gốc của giác mạc được cấy ghép không phải do người tình nguyện hiến tặng, mà là được lấy ra từ mắt của một chú lợn sống.
|
Mắt của chị Tương sau khi phẫu thuật. (Ảnh:sina) |
Mắt bị đục sau trận cảm
Chị Tương, người được thực hiện ca cấy ghép đặc biệt này từng có thị lực tốt. Trong tháng 4 năm nay, chị Tương bỗng nhiên bị cảm nặng, hơn một tuần mà vẫn chưa đỡ. Lúc này, mắt trái của chị có hiện tượng xung huyết, toàn bộ lòng trắng của mắt đều có màu đỏ, nhìn rất kinh dị.
Nghĩ rằng mình chỉ bị xung huyết do cảm, rồi thì sẽ tự khỏi nên chị Tương không quá quan tâm. Thế nhưng, mắt của chị ngày càng mờ nên chị đến bệnh viện Trùng Khánh để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ kết luận chị bị viêm loét giác mạc do virus và thị lực hiện tại của chị là 1/10.
Sau một loạt các đợt điều trị, các vết loét trong mắt của chị Tương đã đỡ hơn. Tuy nhiên, những mảng trắng trên bề mặt đồng tử của chị thì buộc phải sử dụng phương pháp cấy ghép giác mạc mới có thể chữa được.
Sự lựa chọn giác mạc lợn
|
Một ca cấy ghép giác mạc lợn ở Trung Quốc. (Ảnh: sina) |
Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, chị Tương quyết định nghe theo lời khuyên là sẽ cấy ghép giác mạc bên mắt trái nhưng giác mạc được ghép không phải của con người, mà là sử dụng giác mạc của lợn. Cấy ghép giác mạc lợn vẫn còn là điều mới mẻ bởi nó mới được đưa vào thực nghiệm từ tháng ba năm nay.
Trưởng khoa nhãn bệnh viện nhân dân thành phố Trùng Khánh, ông Dịch Hồng cho biết, trong các loài động vật thì độ cong giác mạc của lợn khá giống với hình dáng giác mạc con người. Không chỉ thế, giác mạc của lợn luôn luôn sẵn sàng chứ không phải chờ đợi vài năm để tìm người hiến tặng. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất của ca phẫu thuật loại này là hệ miễn dịch của cơ thể từ chối tiếp nhận và đào thải loại giác mạc mới. Bởi vậy, việc sử dụng giác mạc lợn càng làm tăng khả năng xảy ra đào thải.
Thị lực gần như được hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật
11h30 ngày 17/8, chị Tương đã được phẫu thuật thành công. Bác sĩ phẫu thuật Từ Đăng Phong trao đổi, nếu sau một tháng mắt chị không có phản ứng nào khác thì thị lực sẽ khôi phục lại gần như hoàn toàn.
Bác sĩ Từ nói: "Tuy nhiên vì quá trình phẫu thuật sẽ có ảnh hưởng nhất định đến độ cong của giác mạc nên có thể sẽ xảy ra chứng loạn thị". Cùng với đó, chị Tương cũng sẽ phải uống thuống chống virus để ngăn ngừa bệnh tái phát.