Cậu bé Mohammad Kaleem, người Ấn Độ, năm nay 8 tuổi nhưng mắc phải căn bệnh hiếm gặp tạo ra đôi bàn tay khổng lồ. Cậu không thể tự ăn, mặc và thậm chí chẳng buộc được dây giày của mình.Mỗi bàn tay của Kaleem nặng gần 13 kg và dài đến 13cm tính từ gốc bàn tay đến đầu ngón giữa.Nhiều đứa trẻ khác đã bắt nạt cậu vì đôi bàn tay quá lớn, và Kaleem luôn nơm nớp sợ hãi bị bọn trẻ đánh đập và đuổi theo mình.Thậm chí, người dân làng của Mohammad còn tin rằng cậu bé bị thần linh nguyền rủa, nên họ thường gọi cậu là "quỷ dữ".Tại Delhi, đã có một quỹ từ thiện được lập ra nhằm quyên góp tiền ủng hộ cho Kaleem. Tin mừng là cậu bé đã trải qua ca phẫu thuật đầu tiên thu nhỏ đôi tay thành công.Bác sĩ Raja Sabapathy, người đã tham gia phẫu thuật thu nhỏ tay cho cậu bé cho hay tình trạng của Kaleem có thể do lymphangioma (u lành tính của mạch bạch huyết) hoặc hamartoma (u mô thừa), cả 2 đều có thể chữa được.Trong ca phẫu thuật đầu tiên kéo dài 8 giờ này, các bác sĩ chỉ mới thực hiện thủ thuật để tay cậu bé không thể tăng trưởng thêm nữa.Bác sĩ giữ bàn tay khổng lồ của cậu bé xấu số trong quá trình phẫu thuật.Lần đầu tiên cậu bé Kalem có thể sử dụng điện thoại di động sau ca phẫu thuật tay đầu tiên.Các bác sĩ tiến hành đo kích thước tay của Kalem sau phẫu thuật.
Cậu bé Mohammad Kaleem, người Ấn Độ, năm nay 8 tuổi nhưng mắc phải căn bệnh hiếm gặp tạo ra đôi bàn tay khổng lồ. Cậu không thể tự ăn, mặc và thậm chí chẳng buộc được dây giày của mình.
Mỗi bàn tay của Kaleem nặng gần 13 kg và dài đến 13cm tính từ gốc bàn tay đến đầu ngón giữa.
Nhiều đứa trẻ khác đã bắt nạt cậu vì đôi bàn tay quá lớn, và Kaleem luôn nơm nớp sợ hãi bị bọn trẻ đánh đập và đuổi theo mình.
Thậm chí, người dân làng của Mohammad còn tin rằng cậu bé bị thần linh nguyền rủa, nên họ thường gọi cậu là "quỷ dữ".
Tại Delhi, đã có một quỹ từ thiện được lập ra nhằm quyên góp tiền ủng hộ cho Kaleem. Tin mừng là cậu bé đã trải qua ca phẫu thuật đầu tiên thu nhỏ đôi tay thành công.
Bác sĩ Raja Sabapathy, người đã tham gia phẫu thuật thu nhỏ tay cho cậu bé cho hay tình trạng của Kaleem có thể do lymphangioma (u lành tính của mạch bạch huyết) hoặc hamartoma (u mô thừa), cả 2 đều có thể chữa được.
Trong ca phẫu thuật đầu tiên kéo dài 8 giờ này, các bác sĩ chỉ mới thực hiện thủ thuật để tay cậu bé không thể tăng trưởng thêm nữa.
Bác sĩ giữ bàn tay khổng lồ của cậu bé xấu số trong quá trình phẫu thuật.
Lần đầu tiên cậu bé Kalem có thể sử dụng điện thoại di động sau ca phẫu thuật tay đầu tiên.
Các bác sĩ tiến hành đo kích thước tay của Kalem sau phẫu thuật.