Người dân làng Hoske, Nepal nghèo đến nỗi, họ buộc phải bán một bộ phận cơ thể của mình để kiếm sống. Việc bán thận phổ biến đến nỗi mà nơi đây được gọi là “Làng thận” hay làng bán thận.Những tay môi giới nội tạng thường xuyên ghé thăm làng này và các vùng lân cận và thuyết phục người dân thiếu tiền bán đi một quả thận của họ. Chúng xào nấu các câu chuyện để thuyết phục dân làng rằng, con người chỉ cần một quả thận, hay khi bỏ đi một quả thì quả còn lại cũng sẽ mọc trở lại.Một bà mẹ của 4 đứa con kể rằng: Trong 10 năm qua, nhiều người đã đến ngôi làng của chúng tôi để thuyết phục bán thận nhưng chúng tôi luôn từ chối. Nhưng khi gia đình có thêm người thì chúng tôi buộc phải bán thận để mua thêm đất và sinh thêm con. Vì vậy mà chúng tôi đã đồng ý bán”.“Thủ tục chỉ mất khoảng 1 giờ nhưng tôi vẫn ở bệnh viện thêm vài ngày. Tuy nhiên, khi tỉnh dậy sau ca mổ, tôi cảm thấy không có chuyện gì xảy ra và rất ngạc nhiên khi biết mình đã được lấy thận đi rồi. Sau đó, tôi được trả 200.000 rupee Nepal và trở về nhà, sắm được nhà riêng và một số mảnh đất”.Sau một trận động đất lịch sử thì cả làng đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Lợi dụng tình cảnh này, chợ đen nội tạng lại càng sôi động, biến những ngôi làng kiểu này thành “ngân hàng thận”. Mặc dù bất hợp pháp nhưng ước tính có khoảng 7000 quả thận được bán ra mỗi năm.Không phải cuộc giao dịch nào cũng có sự đồng thuận của cả đôi bên. Đôi khi, nạn nhân bị bắt cóc để lấy thận hoặc bị lừa do kiến thức về sức khỏe không có. Một số nạn nhân còn bị giết chết để lấy 2 quả thận.Hiện giờ, do công an đang giám sát chặt chẽ ngôi làng này, những kẻ buôn bán người đổi sang mẹo mới là lừa người dân sẽ tìm việc hay một cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài.Về phía những người đã bán thận, bây giờ họ bị cô lập, lánh như lánh hủi ở ngôi làng khiến họ thấy thất vọng và chán nản.
Người dân làng Hoske, Nepal nghèo đến nỗi, họ buộc phải bán một bộ phận cơ thể của mình để kiếm sống. Việc bán thận phổ biến đến nỗi mà nơi đây được gọi là “Làng thận” hay làng bán thận.
Những tay môi giới nội tạng thường xuyên ghé thăm làng này và các vùng lân cận và thuyết phục người dân thiếu tiền bán đi một quả thận của họ. Chúng xào nấu các câu chuyện để thuyết phục dân làng rằng, con người chỉ cần một quả thận, hay khi bỏ đi một quả thì quả còn lại cũng sẽ mọc trở lại.
Một bà mẹ của 4 đứa con kể rằng: Trong 10 năm qua, nhiều người đã đến ngôi làng của chúng tôi để thuyết phục bán thận nhưng chúng tôi luôn từ chối. Nhưng khi gia đình có thêm người thì chúng tôi buộc phải bán thận để mua thêm đất và sinh thêm con. Vì vậy mà chúng tôi đã đồng ý bán”.
“Thủ tục chỉ mất khoảng 1 giờ nhưng tôi vẫn ở bệnh viện thêm vài ngày. Tuy nhiên, khi tỉnh dậy sau ca mổ, tôi cảm thấy không có chuyện gì xảy ra và rất ngạc nhiên khi biết mình đã được lấy thận đi rồi. Sau đó, tôi được trả 200.000 rupee Nepal và trở về nhà, sắm được nhà riêng và một số mảnh đất”.
Sau một trận động đất lịch sử thì cả làng đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Lợi dụng tình cảnh này, chợ đen nội tạng lại càng sôi động, biến những ngôi làng kiểu này thành “ngân hàng thận”. Mặc dù bất hợp pháp nhưng ước tính có khoảng 7000 quả thận được bán ra mỗi năm.
Không phải cuộc giao dịch nào cũng có sự đồng thuận của cả đôi bên. Đôi khi, nạn nhân bị bắt cóc để lấy thận hoặc bị lừa do kiến thức về sức khỏe không có. Một số nạn nhân còn bị giết chết để lấy 2 quả thận.
Hiện giờ, do công an đang giám sát chặt chẽ ngôi làng này, những kẻ buôn bán người đổi sang mẹo mới là lừa người dân sẽ tìm việc hay một cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài.
Về phía những người đã bán thận, bây giờ họ bị cô lập, lánh như lánh hủi ở ngôi làng khiến họ thấy thất vọng và chán nản.