Theo các số liệu thống kê mới của WHO và UNICEF, sự gián đoạn này đe dọa đẩy lùi những tiến bộ phải khó khăn lắm mới đạt được trong việc tiêm chủng cho trẻ em và vị thành niên, những tiến bộ vốn đã bị chững lại trong vòng một thập kỷ qua.
Những số liệu ước tính cập nhật nhất về bao phủ vắc-xin của WHO và UNICEF trong năm 2019 cho thấy những cải thiện trong tiêm chủng như mở rộng việc tiêm vắc-xin HPV trên 106 quốc gia và những nỗ lực bảo vệ được nhiều trẻ em hơn khỏi các bệnh tật đang có nguy cơ bị giảm xuống.
Ví dụ, các số liệu sơ bộ trong 4 tháng đầu năm 2020 cho thấy số trẻ em hoàn thành tiêm chủng 3 mũi vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) đã giảm mạnh. Đây là lần đầu tiên trong 28 năm qua tỷ lệ tiêm chủng DTP3, là chỉ số theo dõi về tiêm chủng tại từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới, đã giảm xuống.
Ts.Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho rằng: "Vắc-xin là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong lịch sử y tế công cộng, và hiện nay có nhiều trẻ em được tiêm chủng hơn bao giờ hết. Nhưng đại dịch đã làm cho những tiến bộ này đứng trước nguy cơ. Những bệnh tật và tử vong ở trẻ em do không được tiêm vắc-xin thường xuyên còn nhiều hơn do COVID-19. Điều này không đáng phải xảy ra. Vắc-xin có thể được vận chuyển một cách an toàn ngay cả trong thời gian dịch bệnh và chúng tôi kêu gọi các quốc gia hãy đảm bảo tiếp tục chương trinh tiêm chủng thiết yếu".
Do dại dịch COVID-19, có ít nhất 30 chiến dịch tiêm vắc-xin sởi đã không được thực hiện hoặc có nguy cơ bị hủy, điều này có thể dẫn đến sự bùng phát bệnh sởi vào năm 2020 và những năm sau đó. Theo một cuộc khảo sát nhanh mới do do UNICEF, WHO và Gavi thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hòa Kỳ, Viện Vắc-xin Sabin và Trường Đại học Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg, thì 3/4 trong số 82 quốc gia tham gia khảo sát báo cáo rằng các quốc gia này có những gián đoạn trong chương trinh tiêm chủng do COVID-19 gây ra tính đến tháng 5 năm 2020.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự gián đoạn này. Ngay cả khi có dịch vụ tiêm chủng, người dân vẫn không được tiêm chủng vì họ không muốn ra khỏi nhà, vì giao thông bị đình trệ, vì những khó khăn kinh tế, hạn chế di chuyển, hoặc do sợ nguy cơ tiếp xúc với những người bị COVID-19. Nhiều nhân viên y tế cũng không thể tiếp tục công việc do bị hạn chế đi lại hoặc do được điều chuyển công tác để ứng phó với COVID, hoặc do thiếu các trang thiết bị bảo hộ.
"COVID-19 đã tạo nên nhưng thử thách khắc nghiệt cho chương trình tiêm chủng thường xuyên", bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành UNICEF phát biểu. "Chúng ta phải ngăn chặn tình trạng tỷ lệ tiêm chủng bị giảm hơn nữa và nhanh chóng tiếp tục thực hiện chương trinh tiêm chủng trước khi cuộc sống của trẻ em bị bệnh tật đe dọa. Chúng ta không thể đánh đổi khủng hoảng y tế này bằng một cuộc khủng hoảng y tế khác".
Những thành quả trong tiêm chủng đã chững lại trước khi có COVID-19, chỉ có 85% trẻ được tiêm vắc-xin DTP3 và sởi. Nếu một trẻ em được sinh ra hôm nay thì khả năng em được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị toàn cầu khi em được 5 tuổi ít hơn 20%.
Năm 2019, gần 14 triệu trẻ em không được tiêm chủng các vắc-xin thiết yếu như sởi, và DTP3. Hầu hết các trẻ em này sống ở Châu Phi và có nguy cơ không được tiếp cận với các dịch vụ y tế. 2/3 các em sống tập trung ở 10 quốc gia có thu nhập trung bình va thấp như Angola, Brazil, Cộng hòa Congo, Ethiopia, India, Indonesia, Mexico, Nigeria, Pakistan, và Philippines. Trong số này, trẻ em ở những nước có thu nhập trung bình có xu hướng tăng.
Do cộng đồng y tế toàn cầu cố gắng giành lại những thành tựu đã mất do sự gián đoạn liên quan đến COVID-19 gây ra, UNICEF và WHO đang hỗ trợ các quốc gia trong các nỗ lực nhằm tư duy lại về tiêm chủng và xây dựng lại vững vàng hơn, thông qua phục hồi dịch vụ tiêm chủng để các quốc gia có thể tiếp tục chương trinh tiêm chủng thường xuyên trong dịch COVID-19, bằng cách tuân nhủ những khuyến nghị về vệ sinh và cách ly xã hội cũng như cung cấp các trang thiết bị bảo vệ cho cán bộ y tế. Hỗ trợ nhân viên y tế về truyền thông với người chăm sóc trẻ, giải thích cho họ cách thức tiêm chủng để đảm bảo an toàn. Bù đắp lại độ bao phủ và khoảng trống miễn dịch. Tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên để tiếp cận được với các cộng đồng không được tiêm chủng, nơi mà các trẻ em dễ bị tổn thương nhất đang sinh sống.