Cảnh báo bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ, cách nào để phòng ngừa?

Google News

Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng hiện nay tỉ lệ bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ mỗi ngày một gia tăng.
 

Bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn và hư theo thời gian kèm theo các phản ứng viêm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 80% các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gặp phải các hạn chế vận động, 20% không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày.
Canh bao benh thoai hoa khop o nguoi tre, cach nao de phong ngua?
 Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn và hư theo thời gian kèm theo các phản ứng viêm - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, thoái hóa khớp còn gây biến dạng khớp, teo cơ, tràn dịch ổ khớp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Căn bệnh này thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, các vấn đề về xương khớp mỗi ngày một gia tăng ở những người trẻ.
Ông Bạch Đình Trung Kiên, Chuyên viên khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Đông y Bệnh viện quận Tân Phú (TP HCM), cho biết: 'Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các khớp sẽ bị hư dần. Nếu như trước đây các bệnh về xương khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi thì hiện nay tỉ lệ đang gia tăng ở người trẻ tuổi.
Mỗi ngày, chúng tôi nhận khoảng 300 ca bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp, trong đó, người trẻ mắc bệnh xương khớp ngày càng nhiều.
Các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp ở người trẻ thường do chấn thương, tập luyện quá sức và sai cách. Ngoài ra, thoái hóa khớp ở người trẻ còn do biến chứng của các bệnh mãn tính như: Tiểu đường, suy thận,..."
Ngăn ngừa thoái hóa khớp từ khi còn trẻ
Khớp có nhiều thành phần bao gồm sụn, gân, dây chằng, xương, cơ, dịch khớp,... Tất cả cùng phối hợp hoạt động nhịp nhàng để thực hiện tốt chức năng nâng đỡ cơ thể và vận động.
Canh bao benh thoai hoa khop o nguoi tre, cach nao de phong ngua?-Hinh-2
Phần sụn đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo của khớp - Ảnh minh họa: Internet 
Phần sụn đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo của khớp. Đây là mô liên kết giữa hai đầu xương, giảm thiểu sự ma - xát gây ra đau đớn. Sụn khớp được cấu tạo từ các tế bào sụn, chất nền, không chứa mạch máu và dây thần kinh.
Sụn được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu thụ động từ tổ chức xương dưới sụn qua lớp dịch bao quanh khớp. Do đó, sụn sinh trưởng chậm và dễ bị thoái hóa hơn các mô liên kết khác.
Canh bao benh thoai hoa khop o nguoi tre, cach nao de phong ngua?-Hinh-3
 Khi bị thoái hóa, chất lượng sụn sẽ bị kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm khiến khớp không thể vận hành tốt chức năng - Ảnh minh họa: Internet
Khi bị thoái hóa, chất lượng sụn sẽ bị kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm khiến khớp không thể vận hành tốt chức năng. Ở mức độ nặng, sụn bị mỏng và xù xì, không thể che phủ hết đầu xương nên khi vận động người bệnh sẽ bị đau đớn. Nếu khớp không được cử động, sụn lại càng dễ bị suy yếu và thoái hóa hơn.
"Thử nghĩ chúng ta bị các vấn đề về xương khớp ngay từ khi còn trẻ thì chất lượng sống sẽ bị suy giảm rất nhiều (đi đứng khó khăn, các cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên khiến cơ thể dần mệt mỏi,...). Đồng thời, do không thể hoạt động tích cực nên hệ xương khớp sẽ bị suy yếu và quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng hơn.
Do đó, ngay từ khi còn trẻ, chúng ta nên có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp. Theo đó, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tối da việc ăn uống thực phẩm chế biấn sẵn để bảo đảm sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng.
Canh bao benh thoai hoa khop o nguoi tre, cach nao de phong ngua?-Hinh-4
 Việc tập luyện thể dục ngay khi còn trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp - Ảnh minh họa: Internet
Các nghiên cứu cho thấy việc vận động sẽ giúp hệ xương khớp tiết ra nhiều dịch khớp và phần sụn cũng dẻo dai hơn. Tuy nhiên, bạn nên tập thể dục, vận động đúng cách, tránh làm tổn thương các cơ quan khác cũng như xương khớp" - Ông Bạch Đình Trung Kiên chia sẻ.
Theo Đức Nguyên/ Phụ nữ sức khỏe

>> xem thêm

Bình luận(0)