Đau nhức khớp phần lớn là chế độ ăn uống không cân bằng, dinh dưỡng không đủ đặc biệt là thiếu hụt canxi gây nên. Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân do vận động quá mạnh, khiến dây chằng, cơ bắp đều quá tải gây nên tổn thương, khiến các khớp bị đau. Ảnh: baidu. Đau nhức khớp thường gặp ở người già, tuy nhiên vẫn có nhiều người ở độ tuổi thanh niên gặp phải chứng đau này mỗi khi mùa Đông đến. Điều này thường là do cơ thể gặp lạnh, khí lạnh xâm nhập cơ thể và xâm nhập vào khớp gây ra hiện tượng thấp khớp. Vậy làm thế nào để loại bỏ được khí lạnh trong khớp khi mùa Đông đến? Ảnh: huituTăng cường vận động nhưng phải phù hợp: Đông y cho rằng, chứng chân tay dễ bị tê lạnh là có liên quan lớn đến khí huyết trong cơ thể. Do tuần hoàn máu không tốt, lượng máu cung cấp không đủ sẽ khiến khớp bị ảnh hưởng. Ảnh: baidu.Vận động là cách đơn giản để thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể chạy bộ, tập yoga . Tuy nhiên cần phải chú ý việc vận động phải phù hợp với cơ thể, không nên tập quá nặng sẽ gây tổn thương khớp, nếu đang bị đau khớp không nên leo cầu thang nhiều. Ảnh: baidu.Chườm muối nóng: Dùng muối hạt thô, có thể thêm gừng tươi, lá ngải, hồng hoa, tam thất, quế nhưng nguyên liệu chủ yếu là muối. Cho muối và các nguyên liệu vào túi rồi cho vào lò vi sóng quay khoảng 3-5 phút để làm nóng khoảng 50-60 độ. Sau đó bọc vào vùng khớp bị đau, lưu ý cần sờ để thử độ nóng của túi muối trước. Ảnh: j20.Muối tính ấm có tác dụng giải hàn, phòng ngừa ách khí xâm nhập vào cơ thể. Sau khi làm nóng, dược tính của muối và các vị thuốc càng dễ phát huy, sẽ giúp tăng tuần hoàn máu đến vùng bị đau, giảm cảm giác đau. Ảnh: 91.Duy trì thói quen ngâm chân: Ngoài vận động, mỗi tối khoảng 8 -9h, nên dùng nước nóng ngâm chân trong khoảng 20 phút giúp cơ thể làm nóng, tăng tuần hoàn máu là có thể trừ được lạnh trong khớp. Ảnh: yuanlin.Châm cứu: Để tránh đau khớp cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh không nên ăn uống đồ lạnh. Nếu đau khớp có thể dùng đến biện pháp châm cứu để trừ hàn khí, đem lại hiệu quả tốt trong giảm đau khớp. Ảnh: vcg.Ngoài ra, nên tích cực ăn các thực phẩm có tác dụng hoạt huyết, giải hàn như gừng tươi, ớt, thịt dê, hành, củ mài, đỗ đen, gạo cẩm, hạt óc chó, thịt bò, long nhãn, táo đỏ, đương quy... hạn chế ăn những thực phẩm tính lạnh. Bạn cũng có thể tham khảo các cách chế biến những thực phẩm có thể giúp bạn trừ khí lạnh ở khớp sau đây: Ảnh: fengniao.Trà táo đỏ với gừng tươi: Nguyên liệu: Gừng tươi, táo đỏ, đường nâu. Cách làm: Gừng rửa sạch, cạo vỏ thái lát mỏng, táo đỏ rửa sạch, bóc bỏ hạt. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun dưới lửa nhỏ khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó cho đường nâu vào có thể dùng được thay trà. Công dụng: Có tác dụng trừ hàn hiệu quả, cải thiện tình trạng dạ dày lạnh, cung hàn, đâu nhức khớp. Ảnh: quanjing.Cháo đậu đen với táo đỏ: Nguyên liệu: Đỗ đen, óc chó, long nhãn, táo đỏ, lạc, ý dĩ mỗi loại một chút. Cách làm: Đỗ đen vo sạch ngâm nước khoảng 3 tiếng, các nguyên liệu khác vo sạch để ráo nước. Sau khi đã sơ chế xong, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi cơm điện nấu mềm thành cháo là được. Công dụng: Bổ huyết, ích khí, kích thích tuần hoàn máu. Ảnh: quanjing.Canh thịt dê nấu đương quy, gừng tươi: Nguyên liệu: Đương quy 3 lượng, gừng tươi 5 lát, thịt dê vừa ăn. Cách làm: Các nguyên liệu làm sạch cho vào nồi ninh mềm, nêm nếm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Công dụng: Ấm trung, bổ hư, trừ hàn, giảm đau hiệu quả. Ảnh: huitu.
Đau nhức khớp phần lớn là chế độ ăn uống không cân bằng, dinh dưỡng không đủ đặc biệt là thiếu hụt canxi gây nên. Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân do vận động quá mạnh, khiến dây chằng, cơ bắp đều quá tải gây nên tổn thương, khiến các khớp bị đau. Ảnh: baidu.
Đau nhức khớp thường gặp ở người già, tuy nhiên vẫn có nhiều người ở độ tuổi thanh niên gặp phải chứng đau này mỗi khi mùa Đông đến. Điều này thường là do cơ thể gặp lạnh, khí lạnh xâm nhập cơ thể và xâm nhập vào khớp gây ra hiện tượng thấp khớp. Vậy làm thế nào để loại bỏ được khí lạnh trong khớp khi mùa Đông đến? Ảnh: huitu
Tăng cường vận động nhưng phải phù hợp: Đông y cho rằng, chứng chân tay dễ bị tê lạnh là có liên quan lớn đến khí huyết trong cơ thể. Do tuần hoàn máu không tốt, lượng máu cung cấp không đủ sẽ khiến khớp bị ảnh hưởng. Ảnh: baidu.
Vận động là cách đơn giản để thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể chạy bộ, tập yoga . Tuy nhiên cần phải chú ý việc vận động phải phù hợp với cơ thể, không nên tập quá nặng sẽ gây tổn thương khớp, nếu đang bị đau khớp không nên leo cầu thang nhiều. Ảnh: baidu.
Chườm muối nóng: Dùng muối hạt thô, có thể thêm gừng tươi, lá ngải, hồng hoa, tam thất, quế nhưng nguyên liệu chủ yếu là muối. Cho muối và các nguyên liệu vào túi rồi cho vào lò vi sóng quay khoảng 3-5 phút để làm nóng khoảng 50-60 độ. Sau đó bọc vào vùng khớp bị đau, lưu ý cần sờ để thử độ nóng của túi muối trước. Ảnh: j20.
Muối tính ấm có tác dụng giải hàn, phòng ngừa ách khí xâm nhập vào cơ thể. Sau khi làm nóng, dược tính của muối và các vị thuốc càng dễ phát huy, sẽ giúp tăng tuần hoàn máu đến vùng bị đau, giảm cảm giác đau. Ảnh: 91.
Duy trì thói quen ngâm chân: Ngoài vận động, mỗi tối khoảng 8 -9h, nên dùng nước nóng ngâm chân trong khoảng 20 phút giúp cơ thể làm nóng, tăng tuần hoàn máu là có thể trừ được lạnh trong khớp. Ảnh: yuanlin.
Châm cứu: Để tránh đau khớp cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh không nên ăn uống đồ lạnh. Nếu đau khớp có thể dùng đến biện pháp châm cứu để trừ hàn khí, đem lại hiệu quả tốt trong giảm đau khớp. Ảnh: vcg.
Ngoài ra, nên tích cực ăn các thực phẩm có tác dụng hoạt huyết, giải hàn như gừng tươi, ớt, thịt dê, hành, củ mài, đỗ đen, gạo cẩm, hạt óc chó, thịt bò, long nhãn, táo đỏ, đương quy... hạn chế ăn những thực phẩm tính lạnh. Bạn cũng có thể tham khảo các cách chế biến những thực phẩm có thể giúp bạn trừ khí lạnh ở khớp sau đây: Ảnh: fengniao.
Trà táo đỏ với gừng tươi: Nguyên liệu: Gừng tươi, táo đỏ, đường nâu. Cách làm: Gừng rửa sạch, cạo vỏ thái lát mỏng, táo đỏ rửa sạch, bóc bỏ hạt. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun dưới lửa nhỏ khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó cho đường nâu vào có thể dùng được thay trà. Công dụng: Có tác dụng trừ hàn hiệu quả, cải thiện tình trạng dạ dày lạnh, cung hàn, đâu nhức khớp. Ảnh: quanjing.
Cháo đậu đen với táo đỏ: Nguyên liệu: Đỗ đen, óc chó, long nhãn, táo đỏ, lạc, ý dĩ mỗi loại một chút. Cách làm: Đỗ đen vo sạch ngâm nước khoảng 3 tiếng, các nguyên liệu khác vo sạch để ráo nước. Sau khi đã sơ chế xong, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi cơm điện nấu mềm thành cháo là được. Công dụng: Bổ huyết, ích khí, kích thích tuần hoàn máu. Ảnh: quanjing.
Canh thịt dê nấu đương quy, gừng tươi: Nguyên liệu: Đương quy 3 lượng, gừng tươi 5 lát, thịt dê vừa ăn. Cách làm: Các nguyên liệu làm sạch cho vào nồi ninh mềm, nêm nếm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Công dụng: Ấm trung, bổ hư, trừ hàn, giảm đau hiệu quả. Ảnh: huitu.