1. Phân loại viêm tụy
Viêm tụy có thể được phân loại như sau:
- Viêm tụy cấp tính: Căn bệnh thường phát triển nhanh và kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, có thể chữa được.
- Viêm tụy mãn tính: Nếu một bệnh nhân bị viêm tụy cấp tính nhiều lần thì bệnh sẽ phát triển thành viêm tụy mãn tính. Căn bệnh kéo dài nhiều năm và có thể ảnh hưởng đến cả phổi và thận.
|
Ảnh minh họa. |
2. Làm thế nào để biết bạn có mắc viêm tụy?
Viêm tụy sẽ có triệu chứng như đau bụng trên và đau bụng lan ra sau lưng. Nôn mửa và đau bụng sau khi ăn cũng là dấu hiệu mắc bệnh này. Người bệnh có thể bị sốt, giảm cân đột ngột, phân có mùi hôi thối.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm tụy?
- Uống rượu quá mức dẫn đến viêm tụy.
- Sỏi mật cũng gây ra căn bệnh này.
- Mức độ triglyceridecao hơn cũng là lý do gây căn bệnh này.
- Hút thuốc quá mức là nguyên nhân gây viêm tụy.
- Nếu có tiền sử gia đình bị viêm tụy, thì bạn rất dễ bị mắc bệnh.
- Tiếp xúc với một số hóa chất cũng dẫn đến căn bệnh này.
- Một số loại thuốc cũng gây ra bệnh như là một tác dụng phụ.
4. Chẩn đoán viêm tụy
Căn bệnh này có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm chức năng gan và thận, xét nghiệm mức lipase, xét nghiệm nhiễm trùng và xét nghiệm thiếu máu.
5. Chữa viêm tụy cấp tính
Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, không uống rượu và hút thuốc, tình trạng viêm tụy cấp tính có thể được cải thiện. Nếu viêm tụy là do sỏi mật, túi mật sẽ được cắt bỏ để chữa trị viêm tụy. Bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh hay kiểm tra sức khỏe, cùng với xét nghiệm máu và nước tiểu, chụp cắt lớp (CT) hay siêu âm dạ dày để chẩn đoán bệnh.
6. Chữa viêm tụy mãn tính
Hầu hết những người bị viêm tụy mãn tính sẽ bị đau bụng đến mức phải phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh còn bị sỏi mật dẫn đến phải phẫu thuật túi mật và đôi khi loại bỏ hoàn toàn tuyến tụy ra khỏi cơ thể. Những người bị bệnh này nên ăn ít chất béo và không nên hút thuốc và uống rượu. Những người bị viêm tụy mãn tính sẽ có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy cao hơn. Trong những trường hợp này, cần tiến hành phân tích sinh thiết nghiêm ngặt.