1. Quả mọng: Đây là một trong những thực phẩm chống viêm rất tốt. Các quả mọng chứa các chống oxy hóa gọi là anthocyanin. Những hợp chất này có tác dụng chống viêm, làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: iStock.2. Cá chứa omega-3: Các loại cá béo chứa nhiều acid béo omega-3 là EPA và DHA, vốn có tác dụng chống viêm. Những loại cá chứa nhiều acid béo omega-3 gồm cá hồi, cá trích, cá thu...Ảnh: Epoch Times.3. Súp lơ xanh: Súp lơ xanh là một trong những nguồn sulforaphane tốt nhất. Đây là một chất chống oxy hóa với khả năng chống viêm mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều rau họ nhà cải có liên quan với giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Điều này có thể có mối liên hệ với khả năng chống viêm của các chất chống oxy hóa trong đó. Ảnh: Thinkstock.4. Quả bơ: Quả bơ chứa kali, magie, chất xơ và chất béo có lợi cho tim. Bơ cũng chứa các carotenoid và tocopherol, vốn làm giảm nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó, hợp chất trong quả bơ được chứng minh là giảm viêm ở các tế bào da trẻ. Ảnh: iStock.5. Trà xanh: Trà xanh được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer, béo phì và những tình trạng khác. Nhiều lợi ích của trà xanh đến từ những đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, đặc biệt là nhờ một chất gọi là EGCG. EGCG ức chế viêm nhờ làm giảm sự sản xuất cytokine và giảm tổn thương các acid béo trong tế bào. Ảnh: iStock.6. Ớt: Ớt cay và ớt chuông chứa nhiều quercetin, sinapic acid, ferulic acid và các chất chống oxy hóa khác với khả năng chống viêm mạnh mẽ. Ảnh: iStock.7. Nấm: Nấm rất ít calo, giàu vitamin B, selenium và đồng. Nấm cũng chứa lectin, hoạt chất phenol, và các chất khác giúp chống viêm. Tuy nhiên, một nghiên cứu phát hiện thấy nấm mất phần lớn hợp chất chống oxy hóa khi nấu. Vì vậy có lẽ tốt nhất là ăn sống hoặc sơ chế nấm. Ảnh: iStock.8. Nho: Nho chứa anthocyanin giúp làm giảm viêm. Chúng cũng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh bao gồm bệnh tim, tiểu đường, béo phì, bệnh Alzheimer và các rối loạn mắt. Ảnh: iStock.9. Nghệ: Đây là một gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân châu Á. Nghệ được dùng rất nhiều nhờ chứa chất chống viêm mạnh mẽ là curcumin. Nó rất hiệu quả trong giảm viêm liên quan đến viêm khớp, đái đường và các bệnh khác. Ảnh: iStock.10. Dầu oliu nguyên chất: Dầu oliu nguyên chất là một trong những chất béo lành mạnh nhất. Loại dầu này giàu chất béo đơn không bão hòa và là một nguyên liệu chủ yếu của chế độ ăn Địa Trung Hải, vốn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã phân tích đặc tính chống viêm của dầu oliu. Ảnh: iStock.11. Cacao và socola đen: Socola đen chứa nhiều flavanol, chất chống oxy hóa giúp làm giảm viêm. Chúng cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh và giúp quá trình lão hóa lành mạnh hơn. Ảnh: iStock.12. Cà chua: Cà chua là nguồn cung cấp nhiều lycopene, chất làm giảm viêm và bảo vệ bạn khỏi ung thư. Ngoài ra, cà chua còn giàu vitamin C, kali, những dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ảnh: iStock.13. Quả anh đào: Quả anh đào chua ngọt chứa các chất chống oxy hóa làm giảm viêm và nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: iStock.14. Tỏi: Nhiều nghiên cứu cho biết ăn tỏi có thể giảm các cơn đau và kháng viêm do có chứa sulphur, loại chất giúp gia vị này có mùi hăng. Ngoài ra, hợp chất dialyl disulphide trong tỏi có tác dụng ngăn chặn enzyme bị phá hủy, điều này giúp giảm đau cho người bệnh. Ảnh: Natureloc.15. Trái cây họ cam quýt: Do có hàm lượng nước cao, bưởi, chanh, cam, quýt cung cấp độ ẩm và chất điện giải bù nước cho cơ thể. Vitamin C, kali... trong thực phẩm này giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Ảnh: ITV.16. Trứng: Trứng rất giàu protein, vitamin A, B và biotin. Trứng giúp ngăn ngừa viêm vì chứa các chất carotenoid mạnh như zeaxanthin và lutein (tốt cho thị lực), và choline (tốt cho não bộ và tim mạch). Ảnh: Kashmirlife.17. Đu đủ: Trái cây này có chứa 2 loại enzym quan trọng và giàu vitamin A, C, carotin có tác dụng giảm và chống viêm nhiễm rất tốt. Đây là một trong những lý do hàng đầu mà bạn nên chọn đu đủ cho thực đơn tráng miệng mỗi ngày. Ảnh: Boldsky.
1. Quả mọng: Đây là một trong những thực phẩm chống viêm rất tốt. Các quả mọng chứa các chống oxy hóa gọi là anthocyanin. Những hợp chất này có tác dụng chống viêm, làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: iStock.
2. Cá chứa omega-3: Các loại cá béo chứa nhiều acid béo omega-3 là EPA và DHA, vốn có tác dụng chống viêm. Những loại cá chứa nhiều acid béo omega-3 gồm cá hồi, cá trích, cá thu...Ảnh: Epoch Times.
3. Súp lơ xanh: Súp lơ xanh là một trong những nguồn sulforaphane tốt nhất. Đây là một chất chống oxy hóa với khả năng chống viêm mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều rau họ nhà cải có liên quan với giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Điều này có thể có mối liên hệ với khả năng chống viêm của các chất chống oxy hóa trong đó. Ảnh: Thinkstock.
4. Quả bơ: Quả bơ chứa kali, magie, chất xơ và chất béo có lợi cho tim. Bơ cũng chứa các carotenoid và tocopherol, vốn làm giảm nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó, hợp chất trong quả bơ được chứng minh là giảm viêm ở các tế bào da trẻ. Ảnh: iStock.
5. Trà xanh: Trà xanh được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer, béo phì và những tình trạng khác. Nhiều lợi ích của trà xanh đến từ những đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, đặc biệt là nhờ một chất gọi là EGCG. EGCG ức chế viêm nhờ làm giảm sự sản xuất cytokine và giảm tổn thương các acid béo trong tế bào. Ảnh: iStock.
6. Ớt: Ớt cay và ớt chuông chứa nhiều quercetin, sinapic acid, ferulic acid và các chất chống oxy hóa khác với khả năng chống viêm mạnh mẽ. Ảnh: iStock.
7. Nấm: Nấm rất ít calo, giàu vitamin B, selenium và đồng. Nấm cũng chứa lectin, hoạt chất phenol, và các chất khác giúp chống viêm. Tuy nhiên, một nghiên cứu phát hiện thấy nấm mất phần lớn hợp chất chống oxy hóa khi nấu. Vì vậy có lẽ tốt nhất là ăn sống hoặc sơ chế nấm. Ảnh: iStock.
8. Nho: Nho chứa anthocyanin giúp làm giảm viêm. Chúng cũng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh bao gồm bệnh tim, tiểu đường, béo phì, bệnh Alzheimer và các rối loạn mắt. Ảnh: iStock.
9. Nghệ: Đây là một gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân châu Á. Nghệ được dùng rất nhiều nhờ chứa chất chống viêm mạnh mẽ là curcumin. Nó rất hiệu quả trong giảm viêm liên quan đến viêm khớp, đái đường và các bệnh khác. Ảnh: iStock.
10. Dầu oliu nguyên chất: Dầu oliu nguyên chất là một trong những chất béo lành mạnh nhất. Loại dầu này giàu chất béo đơn không bão hòa và là một nguyên liệu chủ yếu của chế độ ăn Địa Trung Hải, vốn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã phân tích đặc tính chống viêm của dầu oliu. Ảnh: iStock.
11. Cacao và socola đen: Socola đen chứa nhiều flavanol, chất chống oxy hóa giúp làm giảm viêm. Chúng cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh và giúp quá trình lão hóa lành mạnh hơn. Ảnh: iStock.
12. Cà chua: Cà chua là nguồn cung cấp nhiều lycopene, chất làm giảm viêm và bảo vệ bạn khỏi ung thư. Ngoài ra, cà chua còn giàu vitamin C, kali, những dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ảnh: iStock.
13. Quả anh đào: Quả anh đào chua ngọt chứa các chất chống oxy hóa làm giảm viêm và nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: iStock.
14. Tỏi: Nhiều nghiên cứu cho biết ăn tỏi có thể giảm các cơn đau và kháng viêm do có chứa sulphur, loại chất giúp gia vị này có mùi hăng. Ngoài ra, hợp chất dialyl disulphide trong tỏi có tác dụng ngăn chặn enzyme bị phá hủy, điều này giúp giảm đau cho người bệnh. Ảnh: Natureloc.
15. Trái cây họ cam quýt: Do có hàm lượng nước cao, bưởi, chanh, cam, quýt cung cấp độ ẩm và chất điện giải bù nước cho cơ thể. Vitamin C, kali... trong thực phẩm này giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Ảnh: ITV.
16. Trứng: Trứng rất giàu protein, vitamin A, B và biotin. Trứng giúp ngăn ngừa viêm vì chứa các chất carotenoid mạnh như zeaxanthin và lutein (tốt cho thị lực), và choline (tốt cho não bộ và tim mạch). Ảnh: Kashmirlife.
17. Đu đủ: Trái cây này có chứa 2 loại enzym quan trọng và giàu vitamin A, C, carotin có tác dụng giảm và chống viêm nhiễm rất tốt. Đây là một trong những lý do hàng đầu mà bạn nên chọn đu đủ cho thực đơn tráng miệng mỗi ngày. Ảnh: Boldsky.